Thứ hai 18/11/2024 00:20

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.

Đa dạng sản phẩm đặc trưng

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên là trên 8.300km2, dân số là trên 802.000 người. Đây là tỉnh có địa hình phức tạp, tuy nhiên khí hậu thổ nhưỡng rất đa dạng, đất đai màu mỡ phù hợp cho nhiều loại cây trồng. Nhờ vậy, mà tỉnh Lạng Sơn có những sản phẩm nông nghiệp đa dạng và mang tính đặc trưng, đặc thù.

Hiện nay tỉnh Lạng Sơn có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó là các sản phẩm đặc trưng như: Quýt vàng Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, hồng Vành Khuyên, na Chi Lăng, hoa hồi, thạch đen…

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn - chia sẻ, đối với việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước, những năm vừa qua, tỉnh Lạng Sơn rất quan tâm đến việc thúc đẩy sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp nông thôn. Trong đó, cùng với chính sách của Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành những chính sách và các cơ chế đặc thù, kế hoạch, các quy hoạch để tổ chức thực hiện. Cụ thể, Lạng Sơn đã có những kế hoạch hành động về phát triển chuỗi giá trị của cây hồi; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với chế biến hàng xuất khẩu của tỉnh, chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực của tỉnh; các Đề án tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi liên kết trong sản xuất sản phẩm...

Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng tỉnh Lạng Sơn

Thời gian qua, việc triển khai các chính sách này đã góp phần hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững và hướng về xuất khẩu. Nhiều vùng sản xuất tập trung cũng đã được hình thành và hiện tại cũng đang duy trì thực hiện tốt. Nhiều sản phẩm của địa phương đã được bảo hộ về sở hữu trí tuệ và góp phần phát triển thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm

Đối với việc phát triển thị trường sản phẩm, tỉnh Lạng Sơn cũng đã quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm đối tác để tìm đầu ra cho sản phẩm địa phương. “Sở Công Thương Lạng Sơn đã triển khai nhiều các biện pháp phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, của tỉnh Lạng Sơn và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp tác, liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, các chương trình phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm quốc tế” - ông Nguyễn Trọng Nghĩa chia sẻ.

Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để tổ chức các Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung thường niên. Thông qua Hội chợ này, Lạng Sơn đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trưng bày, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như tại thị trường Trung Quốc; đây cũng là dịp để giới thiệu thành tựu, tiềm năng thương mại, đầu tư của tỉnh Lạng Sơn tới bạn bè Quốc tế.

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn tham quan gian hàng tại Hội chợ Thương mại xuất nhập khẩu Trung Quốc – ASEAN (Bằng Tường) năm 2024

Tuy vậy, Lãnh đạo Sở Công Thương Lạng Sơn cũng nhìn nhận, quá trình đưa sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số ra thị trường có những khó khăn và thuận lợi đan xen. Theo đó, thuận lợi đầu tiên là sự quan tâm của UBND tỉnh Lạng Sơn, cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Công Thương. Đồng thời là với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành, các huyện, thành phố, tất cả đều chung mục tiêu thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp của bà con dân tộc thiểu số ra thị trường, đến với tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhận thức của các hộ sản xuất, của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình đưa sản phẩm vào thị trường đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. “Chúng tôi đã hình thành được nhiều vùng sản xuất, nhiều chuỗi liên kết, liên doanh để nhằm tạo ra chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định và đảm bảo về chất lượng, số lượng; đồng thời giữ được thương hiệu và bản sắc của sản phẩm” - ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Ngoài ra, điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn cũng đã tạo ra cho tỉnh Lạng Sơn những sản phẩm hết sức đặc hữu, nhiều sản phẩm mang đặc trưng riêng. Đây cũng là một điểm thuận lợi trong quá trình đưa các sản phẩm vào thị trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến câu chuyện cùng hợp tác với người dân để thu mua, chế biến, đưa sản phẩm của bà con ra thị trường.

Về khó khăn, theo đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn, trước hết là các sản phẩm của bà con chủ yếu mang tính chất thời vụ, một số loại sản phẩm có số lượng chưa lớn, do đó sẽ hạn chế trong việc cung cấp thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn ở trong nước cũng như quốc tế.

Hơn hết, các cơ sở sản xuất, chế biến của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên công nghệ chế biến và hoạt động sản xuất còn hạn chế, dẫn tới việc chất lượng đầu ra sản phẩm nhiều khi chưa được ổn định.

Khắc phục những khó khăn đó, thời gian tới, Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương với các doanh nghiệp lớn trên các địa bàn của tỉnh Lạng Sơn cũng như trên toàn quốc để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con dân tộc vào thị trường và đặc biệt vào những thị trường lớn.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và đẩy mạnh phát triển các thị trường thông qua các kênh thương mại điện tử. Đồng thời, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch và định hướng xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP tại các vùng du lịch trọng điểm nhằm phát triển kinh tế du lịch, kinh tế đêm. Thêm nữa, thông qua việc mua bán các sản phẩm dịch vụ của tỉnh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ tâm nhập sâu vào thị trường và đạt giá trị gia tăng cao nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương” - Lãnh đạo Sở Công Thương Lạng Sơn khẳng định.

Ngành Công Thương Lạng Sơn cũng mong muốn được sự quan tâm, hợp tác của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh cũng như là các siêu thị, các nhà hàng lớn quan tâm và phối hợp cùng Sở Công Thương để thực hiện đưa sản phẩm của bà con ra thị trường.

Hoàng Chi
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống