Thứ hai 12/05/2025 20:22

Lạng Sơn: Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh kho ngoại quan

Lạng Sơn là tỉnh có hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) với Trung Quốc rất sôi động. Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại; đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh kho ngoại quan (KNQ).
Cán bộ hải quan trực tiếp giám sát tại kho ngoại quan

Không chấn chỉnh sẽ rút giấy phép

Hiện, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 6 doanh nghiệp (DN) kinh doanh KNQ, tập trung tại các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam và Chi Ma. Phần lớn các KNQ đều nằm trong khu vực cửa khẩu, song cũng có những KNQ nằm ngoài khiến hoạt động kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn.

Qua công tác kiểm tra, lực lượng giám sát, quản lý hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã phát hiện các vi phạm khá nghiêm trọng, như: KNQ của Công ty CP ĐT&PT Thiên Lộc và Công ty CP SX&XNK Đạt Phát chưa đáp ứng các điều kiện về hệ thống camera giám sát và phần mềm lưu trữ dữ liệu cũng như yêu cầu kết nối giữa hệ thống giám sát của KNQ với cơ quan hải quan. Hay Công ty TNHH Tuấn Minh thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu không đúng quy định. Đặc biệt, TCHQ còn phát hiện việc quyết định chuyển địa điểm KNQ của Công ty Đạt Phát không phù hợp theo quy định của Chính phủ, không thuộc thẩm quyền của hải quan địa phương.

Trước thực tế đó, TCHQ yêu cầu Hải quan Lạng Sơn kiểm tra, đảm bảo các KNQ đáp ứng các quy định của pháp luật. “Trường hợp DN không đáp ứng được điều kiện thì báo cáo TCHQ để chấm dứt hoạt động” - Văn bản của TCHQ nêu rõ và yêu cầu - Cục Hải quan Lạng Sơn chấn chỉnh các Chi cục hải quan cửa khẩu: Cốc Nam, Tân Thanh về thủ tục và giám sát hàng hóa ra vào KNQ. Đồng thời, xây dựng quy trình giám sát đặc biệt đối với hàng hóa vận chuyển từ KNQ, điểm tập kết đến cửa khẩu biên giới. Yêu cầu giảm tối đa rủi ro trong giám sát hàng hóa từ KNQ trên đường ra cửa khẩu, tránh tình trạng không niêm phong, kẹp chì...

Khẩn trương hoàn thiện các điều kiện kinh doanh

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Tuyến - Giám đốc Công ty Thiên Lộc, đơn vị chủ quản KNQ tại cửa khẩu Na Hình - thừa nhận, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, hệ thống camera của đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và khả năng lưu trữ thông tin. “Việc kết nối giữa hệ thống giám sát của DN với cơ quan hải quan đôi khi bị gián đoạn do sự cố mất điện và lỗi hệ thống đường truyền tín hiệu” - ông Tuyến lý giải.

Tương tự, đại diện Công ty TNHH Kim Phúc Hà - đơn vị chủ quản KNQ tại cửa khẩu Chi Ma - cho biết, do địa hình đồi núi chia cắt nên hệ thống điện và đường truyền tín hiệu internet thường gặp sự cố. Tuy nhiên, đơn vị này đã nỗ lực khắc phục bằng cách đầu tư mới hệ thống camera, nâng cấp ổ lưu trữ và đường truyền.

Trong khi đó, bà Cao Hoài Phương - Trưởng Phòng giám sát, Cục Hải quan Lạng Sơn - cho biết, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của TCHQ, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại một số KNQ và ban hành văn bản yêu cầu các DN khẩn trương khắc phục những sai sót.

“Đến nay, cơ bản các DN đã khắc phục những tồn tại và đáp ứng yêu cầu về kinh doanh KNQ quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ” - bà Phương cho biết thêm.

Bà Cao Hoài Phương - Trưởng Phòng giám sát, Cục Hải quan Lạng Sơn: Hiện, Cục Hải quan Lạng Sơn đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện Quy trình giám sát đặc thù đối với các KNQ để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý đối với hoạt động kinh doanh KNQ trên địa bàn.
Hoàng Châu - Quang Dương

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa