Thứ tư 23/04/2025 03:14

Làng nổi độc đáo trên vịnh Hạ Long

Giữa vùng trời Hạ Long non xanh nước biếc, làng chài Cửa Vạn (nằm trong vụng Tùng Sâu, đảo Hang Trai) được bao bọc bởi các đảo đá tự nhiên và nhiều luồng lạch. Đây từng là làng nổi có quy mô lớn nhất trong các làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long.

Theo số liệu điều tra tháng 6/2008, làng chài Cửa Vạn có diện tích khoảng 23 héc-ta, gồm 126 hộ dân với 549 nhân khẩu. Tuy nhiên, con số này thường xuyên biến động bởi người dân làng chài đa phần làm nghề đánh bắt. Việc thay đổi ngư trường, môi trường sống hay yếu tố tâm linh đều kéo theo sự thay đổi về số dân ở làng chài.

Để phù hợp với môi trường sông nước và công việc chài lưới, con thuyền được xem là phương tiện đi lại, kiếm sống và là ngôi nhà di động của mỗi hộ dân làng chài. Sau những ngày đi biển kiếm sống, ngư dân vạn chài Cửa Vạn thường quần tụ thành những xóm thuyền trên vịnh.

Hát giao duyên phục vụ du khách được thể hiện bởi chính những người con sinh ra ở làng chài Cửa Vạn

Từ năm 1995, cùng với việc nuôi cá lồng phát triển, thay vì ở trên thuyền, nhiều hộ ở làng chài Cửa Vạn dựng nhà bè để ở; dưới nhà bè được ngăn thành các lồng để nuôi cá. Vừa đánh bắt vừa kết hợp nuôi cá lồng bè, cuộc sống của các ngư dân Cửa Vạn nhờ đó đã ổn định và no ấm hơn.

Đi thuyền tham quan làng chài Cửa Vạn

Sống giữa sông nước nhưng đời sống tinh thần của ngư dân Cửa Vạn vẫn rất phong phú với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng nhân thần thiêng liêng. Các lễ hội truyền thống như: Tục trồng cây nêu, lễ rước nước, lễ giở mũi thuyền… được người dân Cửa Vạn duy trì hàng năm. Đặc biệt, hát giao duyên, hát đúm đã trở thành nét văn hóa độc đáo, riêng có, tạo nên những ký ức khó quên đối với ngư dân sinh ra, trưởng thành ở làng chài Cửa Vạn...

Du khách Pháp hứng thú với những câu chuyện về làng chài

Với mục tiêu gìn giữ, bảo vệ môi trường vịnh, năm 2013, 2014, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng thực hiện di dời nhà bè, đưa hơn 300 hộ dân tại các làng chài trên vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống, trong đó có ngư dân làng chài Cửa Vạn.

Cùng với Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn (đi vào hoạt động năm 2006, là 1 trong 12 dự án thành phần Bảo tàng sinh thái Hạ Long), năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hạ Long đã quyết định đầu tư 1.698 tỷ đồng trích từ nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long để đầu tư phục dựng và bảo tồn giá trị văn hoá của các làng chài trên vịnh đã di dời trước đó, nhằm bảo tồn, tránh làm mai một giá trị văn hóa cả vật thể và phi vật thể của ngư dân làng chài.

Với những cố gắng này, làng chài Cửa Vạn nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn, một sản phẩm du lịch độc đáo được nhiều du khách lựa chọn, nhất là du khách đến từ Mỹ và các nước châu Âu…

Tú Phương
Bài viết cùng chủ đề: Vịnh Hạ Long

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa