Thứ hai 21/04/2025 22:28

Lạng Sơn: Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu

Để phục vụ cho các hoạt động thương mại biên giới, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, tỉnh Lạng Sơn đang đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu.
Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn

Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các hạng mục, công trình phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hệ thống bến bãi... đã được tỉnh Lạng Sơn đầu tư cơ bản hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Trong năm 2017, công trình tòa nhà cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; tuyến đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa qua mốc 1119 -1120 đã hoàn thành góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, các đơn vị chức năng đang triển khai đấu nối đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa từ Tân Thanh tới Khả Phong (Trung Quốc) và xây dựng cổng cửa khẩu. Tại cửa khẩu phụ Cốc Nam, đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện các hạng mục nhà kiểm soát liên hợp, nhà công vụ cho các lực lượng chức năng, hệ thống bến bãi... phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Kết cấu hạ tầng các cửa khẩu, hệ thống bến bãi, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện, kỳ vọng sẽ khiến hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa qua Lạng Sơn ngày càng thêm sôi động.

Tại cửa khẩu chính Chi Ma, trên 43ha diện tích (khu I) đã được giải phóng mặt bằng và tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư các công trình: Đường nội bộ khu vực cửa khẩu Chi Ma; đấu nối đường bộ qua biên giới giữa Chi Ma (Việt Nam) với Ái Điểm (Trung Quốc); nhánh Đông, nhánh Tây đường nội bộ khu cửa khẩu; hệ thống cấp nước, cấp điện cửa khẩu; trạm kiểm soát liên hợp; nhà công vụ cho các lực lượng biên phòng, hải quan; hệ thống chiếu sáng...

Hiện các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng đường Bản Giểng (nối từ đường Chi Ma - Tú Mịch sang Co Sa); cải tạo, nâng cấp đường Tú Mịch - Nà Căng; xây dựng nhà kiểm soát liên ngành số 1... Nhìn chung, hạ tầng khu vực cửa khẩu Chi Ma đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tới đây, theo thỏa thuận với Trung Quốc, tỉnh Lạng Sơn sẽ công bố chính thức của khẩu Chi Ma là cửa khẩu song phương.

Tại các cửa khẩu phụ khác như Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, Pò Nhùng, Co Sâu, Bản Chắt, điểm thông quan Co Sa, hạ tầng cũng đang được đầu tư. Trong năm 2017, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng một số công trình tại các cửa khẩu phụ như đường Na Sầm - Na Hình; nhà làm việc liên ngành cửa khẩu Bản Chắt; cổng cửa khẩu Na Hình; bổ sung nhà làm việc các lực lượng thu phí khu vực Na Hình; công trình cấp nước cửa khẩu Nà Nưa; cổng cửa khẩu Nà Nưa... Hiện các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ dự án nhà công vụ cửa khẩu Bản Chắt; nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu Bình Nghi; nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu Pò Nhùng... Hệ thống đường giao thông ra các cửa khẩu phụ nêu trên cũng đang được UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo xây dựng. Cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ này đang ngày càng được cải thiện sẽ góp phần tích cực vào việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay cũng đã có 35 dự án kinh doanh bến bãi của 26 doanh nghiệp đã và đang đầu tư, trong đó có 31 dự án của 25 doanh nghiệp đang kinh doanh. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã có 34 bến, bãi đỗ xe, kho hàng của 21 doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng bến bãi, kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn./.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa