Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Khi chính sách đi vào thực tiễn

H.M

H.M

Với nhiều quyết định quan trọng được ban hành, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì bản sắc cho mỗi dân tộc, mỗi vùng miền của đất nước.
Khi chính sách đi vào thực tiễn
Nhà văn hóa được xây dựng giúp đồng bào Brâu (huyện Bờ Y, tỉnh Kon Tum) có nơi sinh hoạt cộng đồng mỗi dịp lễ, tết

Nhiều chính sách được ban hành

Giai đoạn 2011 - 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Quyết định quan trọng, phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam”. Cùng với đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành các Quyết định phê duyệt Đề án “Đưa các chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng DTTS” và Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các DTTS” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2020…

Cùng với đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 2 hội nghị - hội thảo: Gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của 5 DTTS rất ít người, gồm: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu; Gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của 16 DTTS có số dân dưới 10.000 người, bao gồm: Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Ngái, La Hủ, Lự, Mảng, Cống, La Ha, Bố Y, Chứt, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu. Đây có thể xem là những hoạt động ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta với những dân tộc rất ít người.

Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã công bố danh sách 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó, có 13 di sản văn hóa phi vật thể thuộc các DTTS Việt Nam. Để bảo tồn các di sản này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ các địa phương xây dựng hồ sơ trình Unesco. Cụ thể như: Hồ sơ công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Liang Biang, hồ sơ Yên Tử, hồ sơ di sản văn hóa di tích Tháp Chàm, hồ sơ khu dự trữ sinh quyển Hoàng Liên Sơn...

Không chỉ phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính cộng đồng ở nhiều cấp độ khác nhau: Ngày hội văn hóa vùng, miền, toàn quốc (Tây Bắc, Đông Bắc); Giao lưu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm, Mông, Thái, Khmer, liên hoan nghệ thuật các dân tộc Tày, Nùng, Thái...; xây dựng nhà văn hóa, thư viện, câu lạc bộ… ở vùng DTTS và miền núi; đầu tư bảo tồn hơn 25 làng, bản, buôn truyền thống.

Vẫn còn nhiều bất cập

Với những chính sách cụ thể bảo tồn, bức tranh văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS đã có sự chuyển biến rõ nét. Nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống đã xây dựng được các đề án về bảo tồn phát huy văn hóa các DTTS trên địa bàn như: Thái Nguyên, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái…; duy trì tốt việc tổ chức định kỳ “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc”, “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”; Hội khỏe Phù Đổng, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian gắn với hoạt động văn hóa trong khuôn khổ các ngày hội.

Các hoạt động giao lưu văn hóa đã thu hút đông đảo nghệ nhân, diễn viên, vận động viên tham gia, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, khơi nguồn sáng tạo trong cộng đồng các dân tộc trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, trò chơi dân gian và lễ hội truyền thống của mỗi địa phương.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác tuyên truyền thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch vùng DTTS và miền núi ở một số nơi còn hạn chế; nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội chưa gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở vùng DTTS và miền núi chưa được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện; kinh phí đầu tư bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc còn ít. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá vùng DTTS và miền núi còn thiếu, yếu; số lượng nghệ nhân, nghệ sĩ là người DTTS còn rất ít, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS, nhất là các DTTS rất ít người còn gặp nhiều khó khăn.

H.M
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động