Huyện Bảo Lâm, Cao Bằng: Những lo ngại từ thuốc diệt cỏ trôi nổi

Là huyện miền núi xa xôi, hẻo lánh với hơn 44% hộ nghèo, nên sản phẩm giá rẻ luôn là lựa chọn của nhiều đồng bào ở huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Tuy nhiên, sử dụng cả thuốc diệt cỏ bị cấm vì giá rẻ, thì quả là điều đáng lo ngại!
Thuốc diệt cỏ thu giữ được cũng khó xử lý vì cấp huyện không đủ điều kiện để kiểm định, tiêu hủy

Thuốc diệt cỏ thu giữ được cũng khó xử lý vì cấp huyện không đủ điều kiện để kiểm định, tiêu hủy

CôngThương - Thuốc diệt cỏ trôi nổi bày bán ở chợ xã

Chợ phiên xã Thái Học, huyện Bảo Lâm có diện tích khá khiêm tốn, nhưng có tới 3 cửa hàng bày bán thuốc bảo vệ thực vật. Thoáng thấy bóng của các thành viên đội liên ngành của huyện xuống kiểm tra, một số chai thuốc lạ có nhãn mác Trung Quốc ngay lập tức bị mang đi cất giấu.

Đội liên ngành đi xa rồi, một người đàn ông dân tộc Mông ghé lại quầy hàng, dễ dàng mua ngay 1 lít thuốc có nhãn mác Trung Quốc với giá 80.000 đồng. Hỏi chuyện, người đàn ông này cho biết, ông và một số người trong xóm vẫn sử dụng loại thuốc này để diệt cỏ. “Cỏ chết hết mà, nhưng mùi khó chịu lắm, không ngửi lâu được đâu” – ông cho biết.

Tuy nhiên, khi chúng tôi dừng lại mua, mọi chuyện lại không đơn giản vì chủ cửa hàng nói, họ không bán loại thuốc đó? Ghé mua lạc của một đồng bào người Sán Chỉ, tôi lân la tìm hiểu, bác này cho biết: “Thuốc diệt cỏ Trung Quốc có nhiều, nhưng chỉ bà con đã quen mặt mới mua được thôi. Mày ở xa về, nó không bán cho đâu!”.

Theo anh Thế Anh – kiểm soát viên đội quản lý thị trường Bảo Lạc, hiện công tác tại huyện Bảo Lâm cho biết: Bảo Lâm có mấy người chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật lẫn với giống cây và đồ tiêu dùng. Trước kia, thuốc diệt cỏ Trung Quốc bày bán khá tự nhiên, nhưng từ khi có sự tuyên truyền, nhắc nhở, các chủ hàng này không còn bày công khai như trước, nhưng vẫn lén lút bán kèm với các mặt hàng có giấy phép.

Quầy hàng của chị Giàng Thị Xí mà chúng tôi gặp ở chợ Thái Học là một ví dụ. Chị Xí vốn là một trong những hộ kinh doanh bán luân phiên tại chợ phiên ở các xã của Bảo Lâm. Sau lần bị phạt 750.000 đồng vì bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy phép, những lần kiểm tra sau, chị Xí đã trình giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, bên cạnh những mặt hàng có giấy phép, nhiều khách quen của chị Xí vẫn mua được từ quầy hàng này những chai thuốc diệt cỏ nhãn mác được ghi bằng chữ Trung Quốc.

Một cán bộ đoàn liên ngành ở huyện Bảo Lâm cho hay: Các hộ kinh doanh ở  chợ do đã buôn bán nhiều năm và cũng nhiều lần bị các lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở, xử lý… nên đã bắt đầu có nhiều thủ đoạn để đối phó. Cụ thể như, giấu hàng khi thấy lực lượng chức năng xuất hiện; với các mặt hàng không có giấy phép, chủ hàng hầu như không bán cho người lạ, mà chỉ bán cho đồng bào địa phương, khách quen ở các chợ.

Biết nhưng vẫn sử dụng

Cuối năm 2013, quản lý thị trường Bảo Lâm thu giữ được 4 can nhựa, mỗi can chứa 3 lít thuốc diệt cỏ không nhãn mác. Đối tượng khai là người dân tộc thường trú ở Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng đang trên đường vận chuyển hàng đến các chợ xã ở Bảo Lâm để bán. Theo người đàn ông này, nếu không bị lực lượng chức năng thu giữ, ông ta sẽ bán thuốc với giá 50.000 – 60.000 đồng/lít.

Dẫn chúng tôi vào kho chứa những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ thu giữ được, ông Hoàng Quốc Long – Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Bảo Lâm cho biết: Các loại thuốc này chủ yếu là do một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ sang Trung Quốc mua về, hoặc do những người dân sang Trung Quốc lao động xách về bán. Mặc dù số lượng thuốc chứa trong kho không nhiều, nhưng cửa kho vừa mở, chúng tôi đã có cảm giác ngộp thở vì mùi thuốc. Giơ chai thuốc diệt cỏ được đóng trong vỏ chai Coca Cola cho chúng tôi xem, anh Khánh – nhân viên trạm bảo vệ thực vật Bảo Lâm - ái ngại: “Với cách đóng chai như thế này, bà con hoặc trẻ em không biết mà uống vào thì hậu quả khó lường!”.

Lo lắng của anh Khánh nhắc chúng tôi nhớ tới câu chuyện được nghe ở xã Thái Học. Đó là cách đây vài tháng, trâu bò của bà con thả trên nương, do ăn nhầm vào đám cỏ vừa sử dụng thuốc diệt cỏ mà 1 con bò đã lăn ra chết khiến chủ nuôi khốn đốn vì con bò là cả gia tài của hộ đồng bào dân tộc nghèo.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, các loại thuốc diệt cỏ Trung Quốc đang được bán lén lút ở Bảo Lâm có nhiều loại là hàng Trung Quốc cấm sử dụng, bắt buộc tiêu hủy. Nhưng thay vì tiêu hủy, một số đối tượng đã tìm cách mang về Việt Nam tiêu thụ. Với giá bán chỉ bằng 1/3, thậm chí có loại chỉ bằng 1/10 các loại thuốc diệt cỏ đã qua kiểm định, được phép lưu hành, nên mặc dù đã được tuyên truyền, nhiều bà con dân tộc vẫn mua về sử dụng.

“Có cán bộ nhắc rồi, nhưng ít tiền, chỉ mua thuốc này để làm chết cái cỏ thôi” - câu trả lời hồn nhiên của một người dân tộc Mông phần nào cho thấy: Không đơn giản là do nhận thức kém mà bà con sử dụng thuốc diệt cỏ bị cấm của Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do cuộc sống còn quá nghèo.

Thiết nghĩ, tuyên truyền để bà con không sử dụng; kiên quyết với các đối tượng buôn bán thuốc diệt cỏ bị cấm chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt. Quan trọng nhất vẫn là tạo điều kiện để bà con phát triển kinh tế, xây dựng được cho bà con thói quen mua sản phẩm đã qua kiểm định để sử dụng trong sản xuất. Làm được điều này, với huyện nghèo như Bảo Lâm, cần có sự vào cuộc, sự nỗ lực của nhiều ban ngành, đoàn thể.

P.V

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tảo hôn

Lai Châu: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tảo hôn

Tiêu chí đại diện người dân tộc thiểu số tham gia Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Tiêu chí đại diện người dân tộc thiểu số tham gia Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Xem thêm