Thứ tư 14/05/2025 01:36

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.

Sản phẩm núi rừng chinh phục thị trường

Huyện Bình Liêu nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi đây đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với trên 96% (trong đó dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tội Kinh 3,7%, dân tộc Sán Chỉ 15,4%, dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%).

Bà con huyện Bình Liêu đã vươn lên làm giàu từ cây hồi. Ảnh: Nguyễn Quý

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Liêu, rừng là thế mạnh tiềm năng của huyện, cùng với sự thích hợp của tài nguyên đất với những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế như hồi, quế, sở và cây ăn quả.

Hiện, diện tích rừng trồng hồi của Bình Liêu là 8.981,0 ha; chiếm 28,6% diện tích rừng trồng của huyện. Cây hồi được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Đồng Văn, Đồng Tâm, Hoành Mô và Lục Hồn. Mỗi năm, cây hồi cho thu hoạch 2 vụ, vụ xuân vào tháng 2, tháng 3 và vụ mùa vào tháng 9, tháng 10. Đối với người dân Bình Liêu, nhiều thế hệ đã gắn bó với rừng hồi. Ngoài thu hoạch, người dân còn biết tự ươm cây giống để trồng, giữ cho cây hồi luôn được nối tiếp xanh tươi.

Cây hồi phù hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ, biên độ nhiệt dao động lớn giữa ngày và đêm, chính vì vậy chất lượng hoa hồi trồng ở Bình Liêu rất tốt, hoa hồi ở Bình Liêu thu hoạch đến đâu là được thu mua, xuất bán hết và mức giá cũng khá cao. Đặc biệt, với phương pháp chăm sóc tự nhiên không sử dụng bón phân, không phun thuốc nên cây hồi cho hoa rất sạch, được thị trường ưa chuộng.

Cây hồi là một trong những cây chủ lực kinh tế tại Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Quý

Với các giá trị vượt trội, hoa hồi được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là trong các món ăn như phở, bún bò, hầm, nướng và làm bánh; hay tinh dầu hồi chăm sóc sức khoẻ như giảm đau, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm ho. Ngoài ra, hồi còn được sử dụng trong sản xuất nước hoa, xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da nhờ vào hương thơm tự nhiên và khả năng kháng khuẩn.

Thời gian qua, một số cơ sở sản xuất tại địa phương nhận thấy giá trị mà cây hồi mang lại đã đầu tư sản xuất tinh dầu hồi từ quả hồi, cũng như túi thơm từ hoa hồi phục vụ nhu cầu tiêu của thị trường. Năm 2020 được tỉnh và huyện hỗ trợ về máy móc, công nghệ, Hợp tác xã Thảo mộc Tuệ Lâm (thôn Nà Cắp, xã Vô Ngại, Bình Liêu) đã nghiên cứu, tận dụng bã hồi, quế kết hợp với các loại thảo mộc địa phương để sản xuất hương bài, hương quế, nụ bài, nụ quế, sản lượng khoảng 200.000 túi, hộp.../năm. Nhờ chất lượng, các sản phẩm nhanh chóng "chinh phục" thị trường.

Ngoài ra, để lan toả sản phẩm đến người tiêu dùng, Hợp tác xã Thảo mộc Tuệ Lâm (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) còn đưa các sản phẩm tinh dầu, túi thơm… lên sàn thương mại điện tử không chỉ để quảng bá và lan roả rộng rãi sản phẩm từ hồi đến với nhiều thị trường mà có tính cạnh tranh tốt hơn. Từ đầu ra thuận lợi, hợp tác xã này đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó góp phần nâng tầm cho thương hiệu sản phẩm hồi Bình Liêu.

Gây dựng thương hiệu bền vững

Mặc dù hiện đang được thị trường tin dùng, tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh hàng hoá hiện nay, việc gia tăng các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hồi cho đồng bào dân tộc thiểu số Bình Liêu cần được tiếp tục thúc đẩy. Để hương hồi Bình Liêu lan toả, vươn xa đến với thị trường cả nước.

Bình Liêu là huyện miền núi có nhiều tiềm năng phát triển cây hồi. Ảnh minh họa

Theo chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị, cần tăng cường kết nối thị trường thông qua hỗ trợ người dân kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm hồi, mở rộng kênh phân phối; đầu tư vào công nghệ chế biến sâu như sản xuất tinh dầu, bột hồi, trà hồi để nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, cần có các chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo kỹ thuật trồng giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai xây dựng thương hiệu, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại qua các hội chợ, triển lãm; đồng thời hỗ trợ người dân đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản; khuyến khích doanh nghiệp đưa sản phẩm hồi lên các sàn giao dịch trực tuyến để tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn.

Cùng với đó, cần thúc đẩy kết hợp sản phẩm hồi với các mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm nhằm thu hút khách du lịch và mở rộng đầu ra cho sản phẩm thông qua hoạt động này. Tăng cường hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm hồi cho bà con.

Hồi Bình Liêu không chỉ là đặc sản quý, là hàng hoá nhiều tiềm năng góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Vì vậy, với sự hỗ trợ từ chính quyền và tinh thần đổi mới của người dân, kỳ vọng sản phẩm hồi Bình Liêu hứa hẹn sẽ ngày càng vươn xa trên thị trường, định vị được thương hiệu trên bản đồ nông sản của cả nước.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao