Thứ ba 13/05/2025 20:07

Hồi sinh làng rượu cần Phú Túc

Chúng tôi đến thôn Phú Túc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) vào một ngày cuối năm trong cái nắng hanh hanh hòa quyện với hương rượu cần nồng thơm mùi nếp mới tỏa lên giữa núi đồi xanh ngát. Rượu cần đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu của người Cơ Tu.

Chịu muôn vàn tác động từ đời sống thường nhật, sản phẩm rượu cần truyền thống của đồng bào Cơ Tu trên dãy Trường Sơn trải qua bao thăng trầm, đứt đoạn. Những tưởng nghề nấu, ủ rượu cần nơi đây sẽ không còn nữa nhưng giờ đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, người dân Cơ Tu đã cùng nhau xây dựng lại thương hiệu “Rượu cần Phú Túc” nức tiếng từ xưa. Chị Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú phấn khời chia sẻ: “Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần phải khôi phục và phát triển một làng nghề sản xuất rượu cần nơi đây. Cùng với sự bảo tồn phát triển văn hóa, làng nghề rượu cần vừa tạo thương hiệu, vừa tạo thu nhập cho đồng bào Cơ Tu. Khi phương án xây dựng làng nghề rượu cần hình thành cũng là khi Đảng bộ, chính quyền thành phố đang triển khai mạnh mẽ Đề án 61 về xây dựng nông thôn mới. Điều đáng phấn khởi nữa là “Làng rượu cần Phú Túc” nằm trên Quốc lộ 14G là tuyến đường du lịch nối liền với các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như Ngầm Đôi, Núi Thần Tài, Suối Hoa, Hòa Phú Thành, Lái Thiêu… nên sản phẩm đồng bào làm ra đến đâu tiêu thụ hết tới đó”.

Ông Lê Văn Nghĩa giới thiệu về rượu cần Phú Túc

Đến với cái nôi của rượu cần tại làng Hòa Phú, chúng tôi bị thu hút bởi cơ sở sản xuất rượu cần của ông Lê Văn Nghĩa - một trong những người có công vực lại thương hiệu rượu cần Phú Túc. Tại đây, chúng tôi được thử những ngụm rượu do chính tay ông cất. Nếu đã một lần nếm thử loại rượu này, ắt hẳn du khách sẽ cảm nhận được hương vị thơm nồng của men rượu. Hòa quyện cái tâm, tình của người nấu cùng với bàn tay tài hoa khéo léo đã tạo nên men rượu thơm lừng quyến rũ mà bất cứ ai cũng không cưỡng lại được. Ông Nghĩa cho hay, để làm được rượu ngon, ngoài bí quyết gia truyền, người làm rượu cần phải có những kiến thức căn bản như chọn nếp rẫy, ngon, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước sạch, không phèn. Men làm rượu phải được lấy ở nơi có uy tín và thương hiệu. Phải chọn trấu sạch, không nát, đặc biệt nên lấy vào vụ xuân hè để không bị bùn, ẩm mốc do mưa lũ. Nếp được ngâm tối thiểu 12 giờ đồng hồ, rồi sau đó phải vuốt gạo cho trong và sạch để khỏi bị chua. Tiếp theo, hong chung cả nếp và trấu đã được rửa sạch. Sự kết hợp này sẽ giúp gạo và trấu chín đều mới ngon. Cuối cùng, đem nguyên liệu này ra trải nguội và trộn men, rồi ủ từ 12 - 24 giờ ngoài trời, sau đó bỏ vào ché ủ tiếp ít nhất 1 - 18 tháng thì mới uống được... Phương thức làm rượu đảm bảo vệ sinh, đúng quy trình, ché đựng bắt mắt nên mỗi ché rượu có giá từ 200.000 – 500.000 đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với người dân miền núi. Ở thời điểm này, các hộ đồng bào Cơ Tu đang tất bật chuẩn bị các mẻ rượu cần nguyên liệu mới với dự kiến sản xuất 1.000 ché để kịp phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi sắp tới.

Rượu cần Phú Túc mang hương vị đặc trưng của núi rừng

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú, chính quyền và Sở Công Thương rất quan tâm, hỗ trợ và khuyến khích người dân phục dựng lại nghề nấu rượu cần bởi vìđây vừa làmột nét văn hóa dân tộc cần được lưu giữ và cũng là nguồn để phát triển kinh tế cho địa phương với phương cách nhân rộng mô hình. Giờ đây, sản phẩm “Rượu cần Phú Túc” đã được các ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận hợp quy, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được Viện Chất lượng Việt Nam công nhận phù hợp tiêu chuẩn và tặng danh hiệu “Cúp Vàng thương hiệu chất lượng cao năm 2016”.

Tiên Sa

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao