Thứ bảy 23/11/2024 14:52

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch

Xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tăng cường các kênh tiêu thụ… là các hoạt động đang được Bộ Công Thương và nhiều địa phương nỗ lực thực hiện nhằm tiêu thụ nông sản hiệu quả ngay trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp.

Đối diện với nguy cơ khó tiêu thụ

Tháng 5 – dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư – cũng chính là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản như: Mơ, đào, mận, vải, xoài, dứa, vải, dưa hấu, thanh long, sầu riêng. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên các loại quả này đều được mùa với sản lượng tương đối lớn.

Mận tam hoa Bắc Hà đã được Bưu điện tỉnh Lào Cai hỗ trợ đưa lên tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử postmart.vn

Trong niềm vui được mùa, nông dân các vùng trồng trái cây như “ngồi trên đống lửa” khi hay tin một số địa phương bị giãn cách, nhiều chuyến xe vận tải tạm dừng hoạt động, nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm do các hoạt động hội hè, đình đám, cưới hỏi, sự kiện đông người phải tạm dừng. Nhiều nông dân hoang mang khi tưởng tượng tới tình trạng nông sản phải bỏ thối ngoài ruộng hoặc tiêu thụ với giá rẻ giống như hành tỏi, cà rốt, su hào của nông dân Hải Dương thời điểm địa phương này bị giãn cách vì COVID-19 (tháng 1, 2/2021).

Tìm đường đi giữa dịch bệnh

Trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 có thể làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, Bộ Công Thương đã sớm chủ động cùng các nhà phân phối và các địa phương có sản lượng trái cây lớn tích cực vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ.

Trong đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, Sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ (BigC, Coop.Mart, Vinmart…) đẩy mạnh tiêu thụ trong nước các mặt hàng nông sản có tính thời vụ cao. Về khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, trước đó, ngày 1/3/2021, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản 1083 hướng dẫn thu mua nông sản, hàng hóa vùng đang có dịch; đồng thời tiếp tục có văn bản gửi các địa phương (đặc biệt là địa phương tiếp giáp với Trung Quốc, như: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh…), đề nghị Sở Công Thương các tỉnh này phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Hải quan địa phương giải quyết nhanh nhất các thủ tục xuất khẩu để các thương nhân đưa hàng lên biên giới, xuất khẩu sang nước bạn kịp thời, đúng quy định. Song song với đó, Bộ Công Thương cũng đã triển khai hàng loạt các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại hướng tới việc tiêu thụ trái cây cho các địa phương.

Cùng với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải các địa phương hướng dẫn chi tiết doanh nghiệp vận tải vừa đáp ứng nhu cầu vận chuyển vừa đảm bảo phòng chống dịch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo ngành dọc ở địa phương phối hợp giúp đỡ các doanh nghiệp thu mua, tạo điều kiện cấp giấy thông hành nhanh (kiểm dịch) để có thể vận chuyển xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước.

Là địa phương sản lượng vải lớn (năm 2021 ước đạt 180.000 tấn), tỉnh Bắc Giang đã chủ động phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu trong nước và quốc tế. Đồng thời, khai trương “Gian hàng vải thiều trên sàn Alibaba.com, Amazon và các sàn thương mại điện tử”. Các hoạt động này đến nay đã giúp vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ rộng rãi trên các trang thương mại điện tử, hệ thống siêu thị lớn, chợ đầu mối lớn trong nước.

Cùng với quả vải Bắc Giang, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương đưa mận Bắc Hà, xoài và mận hậu Sơn La… lên tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử postmart.vn thay vì các kênh truyền thống. Các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đều được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm. Với địa phương có sản lượng thanh long lớn nhất nước như Bình Thuận, Sở Công Thương tỉnh này cũng đã đề nghị các đối tác là các sàn thương mại điện tử (Shoppe, Tiki, Sendo, Lazada...) hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trái thanh long.

Cuối tháng 6 và tháng 7, tháng 8 tới đây, nhiều địa phương trên cả nước sẽ liên tiếp thu hoạch na, nhãn, chôm chôm, măng cụt… Hy vọng, từ những kênh tiêu thụ được mở ra để đối phó với điều kiện dịch bệnh, việc cung ứng, tiêu thụ trái cây nói riêng và nông sản nói chung sẽ thuận lợi, hiệu quả hơn, góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho người nông dân.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao