Thứ bảy 23/11/2024 04:41

Hỗ trợ người dân bị sự cố môi trường biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã công bố dự thảo Đề án xác định bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Ngư dân được vay vốn đóng tàu

Khôi phục, phát triển sản xuất

Đối với việc vay vốn tín dụng đóng tàu, dự thảo Đề án quy định chính sách vay vốn tín dụng đóng tàu. Cụ thể, các chủ tàu có công suất dưới 90CV sẽ được vay vốn tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước để đóng mới tàu cá có công suất lớn hơn.

Sẽ có 2 hình thức hỗ trợ, một là chủ tàu được vay 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm. Trong đó, chủ tàu chỉ phải trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù phần còn lại. Thời hạn vay là 15 năm, năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên chủ tàu được miễn lãi suất và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu có thể dùng chính con tàu của mình làm tài sản thế chấp.

Hình thức thứ hai là hỗ trợ một lần sau đầu tư. Theo đó, được hỗ trợ bằng 50% giá trị tàu đóng mới, nhưng không quá 2 tỷ đồng/tàu. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ ngày chính sách có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2017.

Liên quan đến vay vốn để phát triển sản xuất, dự thảo Đề án quy định đối tượng vay gồm: Hộ gia đình tham gia khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thuỷ sản, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường. Hạn mức được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ tại ngân hàng Chính sách Xã hội; lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang vay vốn theo các chương trình tín dụng khác phục vụ sản xuất, kinh doanh không bị thiệt hại tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì tổng mức vay bao gồm cả các khoản vay theo chính sách này không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.

An sinh xã hội

Chính sách an sinh xã hội được đánh giá là một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Đề án. Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển với thời gian hỗ trợ trong 3 năm. Hỗ trợ 100% học phí cho con em người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển theo học phổ thông, đại học trong và ngoài công lập trong 2 năm học (2016 - 2017 và 2017 - 2018). Mức hỗ trợ là mức học phí đối với các chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục công.

Dự thảo Đề án cũng quy định, người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển có nhu cầu đào tạo nghề được hưởng các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm: Đối với người dân có nhu cầu học nghề ngắn hạn để chuyển đổi việc làm sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo nghề bao gồm học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại đối với một khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo không quá 3 tháng. Mức hỗ trợ tiền ăn hàng ngày và chi phí đi lại áp dụng như đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với người dân có nhu cầu đào tạo nghề dài hạn (trung cấp/cao đẳng) quy định: Đối với người bắt đầu học, hỗ trợ toàn bộ học phí cho một khóa đào tạo; Đối với người đang theo học, hỗ trợ học phí thời gian còn lại của khóa đào tạo (kể từ tháng 4/2016). Mức hỗ trợ là mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở giáo dục công lập.

Người dân bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ưu tiên theo các ngành nghề phù hợp với đặc điểm của ngư dân vùng biển và gắn với sinh kế từ biển khi đủ điều kiện. Các thị trường tập trung ưu tiên: ngư nghiệp tại Hàn Quốc, đánh bắt gần bờ tại Đài Loan, Hàn Quốc, thực tập sinh chi phí thấp tại Nhật Bản, đánh bắt gần bờ và xây dựng tại Thái Lan; ưu tiên tuyển chọn con em các hộ gia đình tham gia các chương trình đào tạo/tuyển chọn điều dưỡng viên tại Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức.

Các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang nợ và có các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước được xử lý giãn nợ, khoanh nợ và hỗ trợ tiền nộp thuế. Để khôi phục hoạt động du lịch Đề án cũng quy định Hỗ trợ 50% tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT; giãn nợ tối đa 12 tháng (tính từ tháng 4/2016) cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển...

Dự thảo Đề án này đã được trình Thủ tướng Chính phủ và sẽ sớm được phê duyệt trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Sự cố

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao