Thứ hai 25/11/2024 12:34

Hiểu đúng về bạo lực gia đình

Bị chồng đánh đập nhiều lần nhưng vẫn cam chịu, không nghĩ bạo lực là hành vi phạm tội… là thực tế khá phổ biến ở nhiều vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Đã đến lúc, chị em cần biết, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm luật và phải chịu sự lên án của pháp luật.
Gia đình hạnh phúc sẽ là môi trường tốt để trẻ em lớn lên chăm ngoan, khỏe mạnh, góp phần xây dựng xã hội giàu mạnh, văn minh

Thực tế, bạo lực gia đình là chuyện rất khó nói với nhiều chị em. Với chị em phụ nữ dân tộc Kinh đã khó, với chị em DTTS lại càng khó hơn. Chuyện chồng đòi quan hệ tình dục ngay sau khi sinh nở không lâu; chuyện chồng hay chửi bới, không mang tiền về nuôi con… được nhiều chị em cho biết là diễn ra thường ngày, nhưng không ai coi đó là bạo lực gia đình mà chắc tại cái số mình đen đủi nên lấy phải người chồng như vậy.

Trong khi theo quy định của pháp luật: Bạo lực gia đình được xem xét ở 4 hành vi liên quan đến vấn đề thể chất; tinh thần; tình dục; kinh tế.

So với các quy định này và căn cứ vào các vụ bạo lực gia đình đã thống kê được, thì có 25% số vụ bạo lực gia đình là bạo lực về tinh thần, 2,7% là bạo lực về kinh tế; 15% là vợ bị chồng đánh; có tới 80% bị chồng chửi; 70% bị bỏ mặc trong cuộc sống gia đình, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục… Nhiều vụ bạo lực gia đình không chỉ làm hư hại tài sản, gây trọng thương đến vợ, con hàng xóm mà còn dẫn đến những cái chết thương tâm.

Rõ ràng, phần lớn người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thường cam chịu, mặc cảm, không dám trình báo, tố giác với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng dẫn tới sự gia tăng về bạo lực ngày càng cao; đáng thương hơn, có nhiều chị em, vết thương của vụ bạo hành lần này chưa lành đã lại tiếp tục bị bạo hành.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực để thông tin đến cơ quan công an nơi gần nhất.

Bản thân người bị bạo lực hoặc người thân trong gia đình có thể nộp đơn tới UBND xã trình bày về việc người vợ bị đánh đập, lăng nhục để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu hành vi bạo lực ở mức độ nghiêm trọng, tàn ác, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người vợ có thể nộp đơn tố cáo đến công an về tội cố ý gây thương tích hoặc tội hành hạ người khác.

Nghị định số 110/2009/NĐ-CP cũng đã quy định: Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng). Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạm các quy định của Luật Hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất, tính mạng, sức khỏe.

Những hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm theo Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: “Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở; Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình…”.
PV

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'