Hà Giang: Phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc

Do đặc điểm là một tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Hà Giang các tiểu vùng thời tiết khí hậu và những dòng sản phẩm OCOP đặc thù của bà con.
Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang): Sản phẩm OCOP góp phần phát triển du lịch Hà Giang: Phát triển sản phẩm bò vàng theo hướng hàng hóa

Các sản phẩm OCOP chủ lực có nguồn gốc từ nông nghiệp của Hà Giang có thể kể đến gồm: Cam sành, chè Shan tuyết và chè Shan tuyết cổ thụ, bò vàng vùng cao nguyên đá, mật ong bạc hà, các sản phẩm từ cây dược liệu….

Hà Giang: Phát huy thế mạnh của các sản phẩm OCOP chủ lực
Cam sành - một trong các sản phẩm OCOP chủ lực của Hà Giang

Tính đến thời điểm tháng 10/2023, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt 3.522ha; trong đó có 3.361ha cho thu hoạch và 2.532ha cam sành được cấp Chứng nhận an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng sản lượng cam sành niên vụ 2023 - 2024 ước đạt đạt 34.740 tấn; trong đó, sản lượng cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP đạt trên 28.500 tấn. Cam sành Hà Giang không những được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Chỉ dẫn địa lý mà còn được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam chứng nhận Danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”. Để nâng cao chất lượng cam sành, tỉnh Hà Giang đang đẩy mạnh phát triển cam sành theo hướng hữu cơ. Cam sành cũng là sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Hà Giang.

Cùng với đó, Hà Giang là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau Lâm Đồng và Thái Nguyên). Hiện tổng diện tích chè của Hà Giang đạt trên 21.500ha (chủ yếu là chè Shan và chè Shan tuyết cổ thụ, chiếm trên 90% diện tích); trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt trên 18.000ha và sản lượng chè búp tươi đạt gần 72.000 tấn/năm.

Trong đó, diện tích chè đạt tiêu chuẩn GAP là gần 10.000ha (chiếm 50,5% diện tích cho thu hoạch), chè đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP đạt gần 6.500ha, chè hữu cơ đạt 5.000ha. Các sản phẩm chè của Hà Giang đã khẳng định thương hiệu về chất lượng, nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, Hà Giang đang tập trung mở rộng diện tích chè hữu cơ; phấn đấu đến cuối năm 2025, tổng diện tích chè hữu cơ của tỉnh đạt trên 6.500ha.

Bên cạnh phát triển cam và chè, Hà Giang đang đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại 6 huyện, 30 xã nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đến nay, tổng diện tích cây dược liệu đã trồng của Hà Giang đạt trên 1.900ha và hướng tới trở thành vùng trọng điểm về cây dược liệu của các tỉnh vùng Đông Bắc, có đủ khả năng cung cấp nguồn dược liệu cho các cơ sở chế biến tại các tỉnh vùng Đông Bắc.

Hà Giang: Phát huy thế mạnh của các sản phẩm OCOP chủ lực
Bò vàng - sản phẩm OCOP chủ lực của Hà Giang

Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung phát triển đàn trâu, bò hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Tính đến thời điểm tháng 6/2023, tổng đàn trâu, bò của Hà Giang đạt gần 18.000 con, chủ yếu tập trung tại 4 huyện cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ chiếm trên 65% tổng đàn trâu, bò của tỉnh).

Việc phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại 4 huyện cao nguyên đá đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với người dân toàn tỉnh nói chung và đồng bào 4 huyện cao nguyên đá nói riêng. Giống bò của Hà Giang chủ yếu là giống bò vàng địa phương có năng suất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bình chọn và đưa vào danh sách bảo tồn. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Phục hồi và cải tạo giống bò vàng địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”. Nhờ đó, năng suất và chất lượng thịt bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh đó, Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Bảo tồn nguồn gen của giống ong nội địa phương” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mật ong bạc hà tại 4 huyện vùng cao nguyên đá. Tính đến thời điểm tháng 6/2023, tổng số đàn ong của Hà Giang đạt trên 34.000 đàn (trong đó, riêng 4 huyện cao nguyên đá có trên 21,5 nghìn đàn, chiếm trên 63% tổng số đàn ong của tỉnh) và tổng sản lượng mật ước đạt gần 164 tấn/năm.

Hà Giang cũng đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng mật ong bạc hà tại 4 huyện cao nguyên đá. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của Hà Giang cũng đẩy mạnh phát huy vai trò của “Chỉ dẫn địa lý” cho sản phẩm mật ong bạc hà của địa phương.

Ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nâng cao giá trị và phát huy thế mạnh của các sản phẩm OCOP chủ lực, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá đối với các sản phẩm OCOP chủ lực trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phát huy thế mạnh của sản phẩm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phạm Văn Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Xem thêm