Thứ hai 12/05/2025 11:11

Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ủy ban Dân tộc đã có Quyết định số 138/QĐ-UBDT ngày 30/3/2016 ban hành kế hoạch thực  hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2016”.
Tăng cường công tác tuyên truyền đến bà con ở vùng sâu,vùng xa

Mục đích nhằm tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ... nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoan thể và người dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Qua đó, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng DTTS. Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án và Mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” năm 2016.

Khảo sát, xác định nhận thức và nhu cầu thông tin

Khảo sát 15 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao được Ủy ban Dân tộc lựa chọn xây dựng “Mô hình Điểm năm 2016”. Nội dung khảo sát nhằm: Thu thập, xử lý số liệu về thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Tìm hiểu mức độ hiểu biết của cán bộ xã, thôn, bản, người dân về pháp luật hôn nhân và gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Xác định nhu cầu thông tin, phương thức truyền thông liên quan đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong vùng dân tộc thiểu số. Xác định một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi của các đối tượng trong thực hiện các quy định của pháp luật. Xác định phương thức truyền thông phù hợp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Đề xuất xây dựng “Bộ công cụ” theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện đề án.

Phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền

Xây dựng 2 - 5 phóng sự phát trên VTV1, VTV2. Lựa chọn 3 phóng sự đã xây dựng phát trên VTV2 chuyển phát 15 đài truyền hình địa phương có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Xây dựng 4 - 8 phóng sự đặc thù về dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao, phát sóng ở đài truyền hình địa phương. Thực hiện 2 cuộc tọa đàm phát sóng trên 2 đài truyền hình địa phương. Xây dựng 3 đoạn phim cổ động phát trên các kênh VTV1, VTV2, VTV5 và 15 đài truyền hình địa phương. Nhân bản toàn bộ các đoạn phim, phóng sự ra đĩa để chuyển phát cho các địa phương tuyên truyền hoặc biên tập tuyên truyền.

Xây dựng 13 chương trình bằng tiếng phổ thông và 12 thứ tiếng dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Thái, Ê Đê, Jơ rai, Ba Na, K’ho, Chăm, Khmer, M’nông, Xê Đăng, Cơ Tu) phát sóng trong chương trình Dân tộc và Phát triển (hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1) và chương trình tiếng dân tộc thiểu số (hệ Phát thanh dân tộc VOV4). Nội dung tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức cho thính giả về các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân, phòng chống bạo lực gia đình; Về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với gia đình và xã hội; Thông tin, phản ánh về những phong tục, tập quán tốt đẹp, đồng thời phê phán, vận động đồng bào từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, trái với quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Phản ánh các hoạt động, các tấm gương cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng tiêu biểu, các điển hình tốt. Đồng thời, nêu những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện; Chuyển tải các ý kiến, kiến nghị của người dân tới các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình và ngược lại, đối với tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng DTTS.

Tập huấn hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án

Tổ chức 4 cuộc tập huấn tại khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Nội dung tập huấn nhằm giới thiệu, hướng dẫn, triển khai thực hiện đề án. Cung cấp thông tin pháp luật liên quan về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Hướng dẫn triển khai thực hiện “Mô hình điểm” về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và khảo sát, xác định nhận thức và nhu cầu thông tin về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đối tượng khảo sát là cán bộ Ban Chỉ đạo thực hiện đề án, cán bộ Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện; cán bộ xã, thôn, bản tham gia thực hiện “Mô hình điểm” của một số địa phương.

X.T- S.N

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức