Thứ ba 13/05/2025 02:40

Giảm nghèo ở Tức Tranh

Tức Tranh là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Phú Lương (Thái Nguyên), cả xã có 8.826 người với 35% là người dân tộc thiểu số. Trước đây, nhắc đến Tức Tranh là nhắc đến vùng đất không ít khó khăn, nhưng giờ lại là một trong những xã có nhiều “Xóm nông thôn mới kiểu mẫu” nhất ở Phú Lương.
Ông Phan Văn Tùng – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban giảm nghèo xã Tức Tranh, cho biết: Trình độ dân trí ở Tức Tranh giờ tương đối đồng đều, nhận thức xã hội của người dân ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện là 1,12%.

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị... Hàng năm, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ, động viên hộ nghèo nỗ lực phấn đấu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên và thoát khỏi nghèo, cận nghèo.

Một trong những vùng trồng chè an toàn tại xã Tức Tranh

Theo đó, xã căn cứ vào tình hình cụ thể của từng hộ để tuyên truyền vận động gia đình cố gắng phấn đấu, anh em trong gia đình cùng nhân dân trong xóm giúp đỡ, nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách, dự án thiết thực.

Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã luôn phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các ngành, đoàn thể từ xã đến xóm tổ chức tuyên truyền vận động để các hộ cố gắng phấn đấu phát triển kinh tế gia đình để thoát khỏi nghèo.

Trong 5 năm (2016 – 2020), MTTQ cùng các đoàn thể xã, ban công tác mặt trận xóm vận động bà con nhân dân đóng góp Quỹ người nghèo với số tiền là 60 triệu đồng; hỗ trợ động viên kịp thời những gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn bằng gạo, bằng tiền mặt. Riêng trong năm 2018, UBND xã đã hỗ trợ 6 hộ nghèo xây dựng nhà ở xóa nhà tạm trên địa bàn xã từ quỹ người nghèo với số tiền 12.000.000 đồng. Cũng qua 5 năm, các chương trình hỗ trợ tặng quà cho hộ nghèo từ các doanh nghiệp, quỹ thiện tâm, các đoàn thể chính trị với số tiền khoảng 500.000.000 đồng.

Do thu nhập chủ yếu của bà con ở đây là cây chè, xã đã mạnh dạn chuyển đổi chè trung du sang trồng chè cành. Không những vậy, chính quyền địa phương còn quan tâm, khuyến khích các hộ dân đầu tư, áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè. Để tạo điều kiện cho người dân có vốn đầu tư, Ban Chỉ đạo của xã đã tiếp nhận và tạo điều kiện tốt nhất để các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển sản xuất; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay, không để xảy ra tình trạng sử dụng sai mục đích. Chính quyền xã còn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho nông dân vay vốn.

Chia sẻ bài học về giảm nghèo tại địa phương, ông Phan Văn Tùng cho biết, qua quá trình thực hiện chương trình có thể rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn, đó là: Giảm nghèo phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Do đó, cần kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra, tổ chức thực hiện không chủ quan nóng vội, thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; công tác tuyên truyền vận động hộ gia đình và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là hết sức quan trọng, nên phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động; phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân để động viên, giúp đỡ hộ nghèo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Giờ thì kinh tế ở Tức Tranh đang phát triển mạnh mẽ. Nhắc đến Tức Tranh nhiều người gần xa nhớ đến chè Khe Cốc ngon vào loại nhất, nhì của Thái Nguyên, nhớ đến xã có nhiều xóm làng khang trang đẹp đẽ. Đây là niềm vui của địa phương song cũng là trách nhiệm đòi hỏi Tức Tranh nỗ lực hơn nữa.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa