Thứ sáu 08/11/2024 19:21
Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ

Giải pháp cải thiện học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số

Nhân Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ (21/2/2015) vừa qua, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) khuyến nghị: “Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam cải thiện kết quả học tập cho trẻ em các dân tộc thiểu số”.
Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là giải pháp cải thiện học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số

Khoảng cách về giáo dục

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên, theo đánh giá của UNESCO, việc tiếp cận các cơ hội giáo dục vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa các trẻ em dân tộc Kinh và trẻ em các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn trong năm 2011, tỷ lệ biết chữ của người Mông trong độ tuổi từ 15 trở lên là 38%, trong khi mức trung bình của quốc gia là 94%. Tương tự như vậy, chỉ có 73% trẻ em người Mông và 86% trẻ em người Khmer trong độ tuổi học tiểu học được học tiểu học, trong khi tỷ lệ này của trẻ em người Kinh đạt 97%...

Những thành tựu về giáo dục có thể bị hạn chế ngoài các yếu tố về vị trí địa lý và việc tiếp cập thì ngôn ngữ cũng được coi là một rào cản cần phải vượt qua đối với trẻ em các dân tộc thiểu số. Hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ chính sử dụng trong các trường học. Trong khi đó, chỉ có một số ít giáo viên tham gia giảng dạy ở các vùng sâu, vùng xa… có khả năng giao tiếp tốt được bằng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc bản địa nên dẫn đến những thiệt thòi cho trẻ em các dân tộc thiểu số trong học tập, trong việc tiếp thu nhanh kiến thức, hạn chế các cơ hội đạt được những tiềm năng đầy đủ của các em...

Giải pháp cải thiện

Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ sẽ tạo ra các điều kiện học tập cũng như củng cố những kỹ năng đọc, viết và làm toán phù hợp cho trẻ em các dân tộc thiểu số trong những năm đầu. Đây là giải pháp đã được chứng minh có hiệu quả cao trên cơ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thử nghiệm thành công sáng kiến này tại ba tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh từ năm 2008. Kinh nghiệm từ các trường mầm non và tiểu học tham gia thử nghiệm sáng kiến trên cho thấy, việc học tập của trẻ em các dân tộc thiểu số được giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của mình những năm đầu có kết quả cao hơn so với các trẻ em dân tộc thiểu số được giảng dạy ngay từ ban đầu bằng tiếng Việt phổ thông.

Theo ông Abdel-YoussoufJelil - Trưởng đại diện của UNICEF tại Việt Nam, sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu sẽ khuyến khích và hỗ trợ việc học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, nâng cao thành tích học tập của các em bao gồm cả trong ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngôn ngữ quốc tế sau này. Đây là một cách hiệu quả giúp Việt Nam không để trẻ em dân tộc thiểu số bị tụt lại phía sau trong giáo dục chất lượng, đồng thời giúp trao quyền cho các nhóm dân tộc thiểu số hòa nhập vào xã hội và đóng góp tốt hơn cho sự phát triển bền vững của đất nước.

“Với sự thành công của chương trình thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, chính quyền các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và An Giang đang tiếp tục mở rộng sáng kiến trên, một số tỉnh khác cũng cam kết áp dụng các chương trình tương tự. Kết hợp với một số sáng kiến giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ khác, cùng với chính sách quốc gia và đầu tư công mạnh mẽ hỗ trợ ứng dụng việc giảng dạy song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, giáo dục song ngữ bằng tiếng mẹ đẻ có thể đóng góp một phần quan trọng trong việc đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội công bằng và bền vững” - UNESCO nhận định.

Theo UNESCO, ngôn ngữ là công cụ mạnh mẽ nhất trong việc bảo vệ và phát triển các di sản vật thể và phi vật thể. Tất cả các hành động thúc đẩy sự phổ biến của tiếng mẹ đẻ sẽ không chỉ khuyến khích sự đa dạng về ngôn ngữ và giáo dục đa ngữ, mà nó còn nhằm giúp phát triển nhận thức đầy đủ hơn về truyền thống ngôn ngữ và văn hóa trên toàn thế giới cũng như truyền cảm hứng cho sự đoàn kết dựa trên sự hiểu biết, khoan dung và đối thoại.
Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng