Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Những người dân xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực lưu giữ, bảo tồn và phát triển thổ cẩm truyền thống dân tộc Bahnar.
Thanh Hóa: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm thoát nghèo bền vững

Cơ hội lưu giữ, bảo tồn và phát triển thổ cẩm truyền thống

Với mong muốn tìm kiếm cơ hội lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị cốt lõi của thổ cẩm truyền thống Bahnar, cuối năm 2021, chị Trần Thị Bích Ngọc (cán bộ xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã quyết định đề xuất ý tưởng thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng”. Dự án do chị làm chủ nhiệm đã trở thành 1 trong 4 đề tài của Gia Lai được Hội đồng Anh chấp thuận tài trợ, nằm trong hợp phần “Di sản văn hóa sống” của Hội đồng Anh Việt Nam.

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar
Nghệ nhân Đinh Thị Hiền (trái) hướng dẫn học viên dệt thổ cẩm

Chị Trần Thị Bích Ngọc chia sẻ, với 19 thành viên, dự án triển khai thực hiện 3 hoạt động chính gồm: thực hiện tư liệu hóa quy trình dệt thổ cẩm truyền thống để xây dựng giáo trình; tổ chức truyền dạy dệt thổ cẩm và phát triển sản phẩm mới dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống.

“Hướng đi là làm ra những sản phẩm mẫu từ hoa văn dệt của người Bahnar, thiết kế lại trang phục truyền thống của người Bahnar tinh gọn hơn, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống cốt lõi của trang phục.” – Chị Ngọc nhấn mạnh.

Từ những tháng đầu năm đến nay, nhà rông truyền thống của làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) đã trở thành nơi chị em phụ nữ trong làng thường xuyên lui tới học tập những bài học “vỡ lòng” của nghề dệt truyền thống. Lớp học được tổ chức một cách bài bản, dưới sự chỉ dạy, dẫn dắt của nghệ nhân Đinh Thị Hiền và Đinh Thị Lăm.

Theo chị Đinh Thị Lách - làng Kgiang, từ khi triển khai dự án, các chị em trong làng đều được học từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu sợi chỉ, căng khung và thực hành dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, lớp còn được học thêm cách phát triển những dải hoa văn truyền thống để thiết kế nên những sản phẩm mới có tính ứng dụng cao hơn.

Nghệ nhân Đinh Thị Hiền bày tỏ : “Những nghệ nhân như chúng tôi rất vui khi có cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ về nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chúng tôi cố gắng truyền đạt hết kinh nghiệm của mình, hướng dẫn cho chị em phụ nữ những kỹ thuật cơ bản để họ thấy rằng thổ cẩm Bahnar đẹp đến thế nào”, bà Hiền nói và cho biết thêm các nghệ nhân sẽ hướng dẫn thêm cho bà còn ứng dụng các loại sợi công nghiệp vào dệt thổ cẩm để có thể tạo ra những trang phục mới dựa trên hoa văn thổ cẩm của Bahnar, hướng đến đưa các sản phẩm dệt thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo nguồn thu nhập ổn định cho dân làng sau này.

Thổ cẩm Bahnar bước chuyển mình

Sau 5 tháng triển khai, dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” đã hoàn thành và bước đầu mang lại nhiều niềm vui, hi vọng cho đồng bào Bahnar tại địa phương với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar
Chị Trần Thị Bích Ngọc (thứ 4, từ phải sang) trao đổi các làm mới các sản phẩm thổ cầm truyền thống cùng các nghệ nhân

Là thành viên tham gia thực hiện dự án và chủ biên của giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar”, Tiến sĩ Vũ Huyền Trang, Giảng viên chuyên ngành Thiết kế-Thời trang, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, Giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar” ra mắt gồm 23 bài học cơ bản có thể được xem là “sản phẩm” đầu tiên của dự án.

Tại buổi tổng kết, nhóm thực hiện dự án đã cho ra mắt 15 mẫu váy và 2 mẫu áo dài là sản phẩm cách tân dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống, với mức giá chỉ từ 300 đến 400 ngàn đồng/bộ. Cùng với đó là một số phụ kiện thời trang như dải cột tóc, dây đeo tay thổ cẩm…với hình thức bắt mắt.

Các thiết kế mới sử dụng chất liệu co giãn thoải mái, phù hợp với hoạt động hàng ngày nhưng vẫn giữ nguyên phom dáng truyền thống và vẻ đẹp của các mảng dệt thổ cẩm. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường và không quá kén chọn đối tượng sử dụng dạng trang phục thời trang này.

“Với các bà các mẹ thì mình giữ nguyên tính truyền thống đó là màu đen của nền. Đối với các chị em muốn tạo ra cái mới nên mình đưa ra các phương án là màu xanh chàm, đỏ, vàng đất. Mình cũng đã cách tân áo dài truyền thống của người Kinh để đưa họa tiết dân tộc của người Bahnar vào trong đó, đây là sản phẩm đã có sự giao lưu văn hóa với trang phục của người Kinh.” - Tiến sĩ Vũ Huyền Trang nói.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân - Cố vấn các dự án tại Gia Lai của Hội đồng Anh, Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai khẳng định, việc thực hiện thành công dự án đã giúp bảo tồn nghề dệt truyền thống của người Bahnar và trở thành một sản phẩm có thể mặc hàng ngày với giá thành thấp, qua sự kết hợp các dải hoa văn truyền thống với những chất liệu vải thông thường có ngoài thị trường.

“Bên cạnh đó, những thiết kế mới với điểm nhấn là những dải họa tiết, hoa văn thổ cẩm Bahnar chính là sản phẩm của bàn tay, khối óc và tấm lòng của toàn bộ nhóm thực hiện dự án và điều này đã có hiệu quả lớn trong việc kích thích những nghệ nhân dệt sáng tạo hơn trong công việc.” – Tiến sĩ Vân nói thêm.

Theo chị Trần Thị Bích Ngọc - Chủ nhiệm dự án, để thổ cẩm Bahnar trở thành sinh kế mang lại giá trị thiết thực và phát huy hiệu quả dài lâu, bên cạnh đòi hỏi sự sáng tạo của nhóm thực hiện dự án mà rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của ngành văn hóa cùng sự nỗ lực của chính đồng bào Bahnar trong gìn giữ vẻ đẹp truyền thống thổ cẩm dân tộc mình.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến tới thành lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã phát triển nghề dệt, tạo ra nhiều mẫu trang phục mang bản sắc của người Bahnar, từ người lớn đến trẻ em cũng như phụ nữ đều có thể sử dụng các sản phẩm có giá trị truyền thống của dân tộc mình, lan tỏa để phát triển nghề dệt hơn nữa. Ngoài ra, từ hoa văn họa tiết của người Bahnar sẽ phát triển, tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch như túi xách, vòng đeo tay, đem lại kinh tế cho gia đình; cũng như tiếp tục bảo tồn giá trị của nghề dệt tại nơi đây.” – Chị Ngọc kỳ vọng.

Giữa đời sống hiện đại có sự du nhập của nhiều nền văn hóa, việc làm mới những sản phẩm truyền thống có thể coi là một bước chuyển mình cho phù hợp với xu thế. Tuy nhiên, để bước chuyển mình phát huy hiệu quả dài lâu và mang lại giá trị thiết thực thì việc đi tìm hướng đi mới cho thổ cẩm Bahnar sẽ còn nhiều thách thức.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động