Thứ năm 28/11/2024 20:16

Đưa nông sản, thực phẩm ra thị trường nước ngoài: Chất lượng là yếu tố tiên quyết

Chất lượng chính là nguyên nhân quan trọng khiến nông sản, thực phẩm Việt Nam hiện diện trên thị trường nước ngoài chưa nhiều, ngay cả tại các thị trường nước ta đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Chưa có ở hệ thống phân phối lớn

Tại Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam 2021 diễn ra gần đây, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết: Từ năm 2016 đến nay, ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm (CNTP) đạt mức tăng trưởng bình quân trên 7%/ năm, cao hơn mức tăng GDP và chiếm trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước. Cùng với nhiều FTA thế hệ mới đi vào thực thi, nông sản, thực phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thậm chí lên tới 0% ở nhiều thị trường XK lớn đã mang lại ưu thế cạnh tranh lớn.

Nông sản, thực phẩm Việt được bán tại Australia

Tuy nhiên, thực tế, sản phẩm của ngành CNTP Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại nước ngoài, thậm chí ngay cả với những thị trường Việt Nam có FTA. Nguyên nhân chung được đại diện nhiều Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài chỉ ra là: Lạm phát, giá tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu; yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào cản về kỹ thuật môi trường, lao động; hệ thống các quy định về tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm phức tạp; cạnh tranh mặt hàng cùng chủng loại đến từ các nước khác; khoảng cách địa lý xa, chi phí vận tải tăng cao; các biện pháp phòng vệ thương mại tại nước sở tại…

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nông sản, thực phẩm Việt Nam khó quản lý ngay từ khâu sản xuất, trùng lặp sản phẩm. Cùng đó, công nghệ bảo quản chưa phát triển cũng khiến sản phẩm không giữ được chất lượng khi XK sang các thị trường có khoảng cách địa lý xa.

Chung sức từ các bộ, ngành, doanh nghiệp

Để nâng cao giá trị cũng như sự hiện diện nông sản, thực phẩm Việt Nam tại các thị trường XK, cần nhìn nhận và giải quyết 5 vấn đề: Kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, xu hướng tiêu dùng và thể chế. Nếu nhìn chế biến nông sản và thực phẩm là một loại hình dịch vụ, Việt Nam còn thiếu nhiều thị trường, như: Khoa học - công nghệ, công nghiệp hỗ trợ, logistics. Chỉ khi phát triển được các thị trường, dịch vụ chế biến nông sản thực phẩm mới có điều kiện thuận lợi phát triển...

Bày tỏ quan điểm về giải pháp tăng giá trị XK cho sản phẩm của ngành CNTP, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - nhấn mạnh: Chế biến sâu, bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ cho mặt hàng nông sản là yếu tố then chốt. Việc đăng ký bảo hộ và chỉ dẫn địa lý trong nước tương đối dễ, nhưng rất khó với thị trường nước ngoài. DN không được tư vấn, hỗ trợ từ các tổ chức chuyên nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng đó, đăng ký chỉ dẫn địa lý đã khó nhưng quản lý và sử dụng hiệu quả các đăng ký còn khó hơn rất nhiều. DN phải luôn nỗ lực đảm bảo các quy định về vùng trồng theo chỉ dẫn, ổn định chất lượng sản phẩm. Các địa phương nên rà soát sản phẩm đặc trưng, có danh tiếng để bảo hộ; phối hợp với cơ quan liên quan xác định thị trường trọng điểm và tiến hành đăng ký bảo hộ tại thị trường đó. "Để sản phẩm CNTP tiến chắc ra thị trường nước ngoài, cần sự phối hợp nhuần nhuyễn của các bộ, ngành quảng bá sản phẩm, tăng hàm lượng chế biến, xây dựng thương hiệu, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu sạch" - ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Thời gian qua, Bộ Công Thương có hai chương trình lớn hỗ trợ ngành CNTP phát triển gồm: Chương trình Thương hiệu quốc gia và Food of Viet Nam. Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm giúp DN tìm kiếm cơ hội XK.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương