Thứ hai 18/11/2024 00:20

Du lịch cộng đồng - “Đòn bẩy” phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai

Nhằm khai thác thế mạnh về văn hóa truyền thống, nhất là xây dựng văn hóa cồng chiêng trở thành sản phẩm đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên cũng như của địa phương, tỉnh Gia Lai đang tích cực đẩy mạnh đầu tư, khai thác và xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.

Năm 2017, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt “Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020”. Kế hoạch này xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; phấn đấu đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Cụ thể, theo mục tiêu kế hoạch, đến năm 2020, Gia Lai dự kiến sẽ đón khoảng 450.000 lượt khách, trong đó: khách quốc tế đạt 20.000 lượt, khách nội địa đạt 430.000 lượt; doanh thu đạt 450 tỷ đồng; duy trì tốc độ tăng trưởng 20-25%/năm; sử dụng 2.500 lao động.

Du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của Gia Lai

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, thời gian qua nhiều chương trình và đề án lớn được tỉnh Gia Lai nỗ lực triển khai, trong đó đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng độc đáo, hấp dẫn. Theo đánh giá, Gia Lai là địa phương rất có tiềm năng để phát triển loại hình sản phẩm này, bởi Gia Lai có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có hơn 44% là người dân tộc thiểu số với những buôn làng còn nguyên sơ, văn hóa đặc sắc.

Dựa trên tiềm năng, lợi thế mô hình du lịch cộng đồng được tỉnh Gia Lai xác định là mục tiêu phát triển du lịch bền vững cần hướng tới, qua đó gắn với công tác giảm nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với định hướng này, tỉnh Gia Lai đã lựa chọn các điểm có điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch cộng đồng, như: Làng kháng chiến S’tơr thuộc xã Tơ Tung, huyện Kbang, đây là địa danh nổi tiếng về anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp và tác phẩm “Đất nước đứng lên” – Nguyên Ngọc. Du khách đến tìm hiểu về quá trình tham gia cách mạng của anh hùng Núp tại bảo tàng S’tơr, trải nghiệm văn hoá đặc sắc như chụp hình cùng các nghệ nhân chế tác đàn Tingning, đàn Goong, đẽo tượng nhà mồ, đi bộ lên đỉnh đồi tham gia bắn nỏ, giã gạo cùng các thiếu nữ, thưởng thức ẩm thực Tây Nguyên, ngủ đêm tại làng, xem biểu diễn cồng chiêng... Bên cạnh đó, du khách còn thưởng thức không khí mát lạnh trong khu rừng nguyên sinh hay còn gọi là rừng Giống quốc gia K’Bang với những cây gỗ quý cổ thụ vài trăm năm tuổi cao chót vót 20-30m, chinh phục và chụp hình cùng thác Hang Dơi giữa đại ngàn tại huyện Kbang.

Giới thiệu du lịch cộng đồng tới doan nghiệp

Tiếp đó là làng Kép (xã Ia Mơ Nông), làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) huyện Chư Păh; Làng Kon Pơ Dram, xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa là những nơi dừng chân qua đêm lý tưởng dành cho du khách, là cơ hội để chiêm ngưỡng nhà Rông, nhà sàn, bến nước và đặc sắc là khu nhà mồ, tượng mồ truyền thống văn hóa của người J’Rai tại làng Kép. Chinh phục đỉnh núi lửa Chư Đang Ya - núi Chư Nâm huyện Chư Păh. Chư Nâm là dãy núi cao nhất ở khu vực phía Tây tỉnh (cao 1.470m), núi Chư Đang Ya có độ cao hơn 900m so với mực nước biển với thảm thực vật phong phú, đẹp như một bức họa đồng quê được điểm tô sắc vàng của hoa dã quỳ, sắc đỏ của giong riềng khi vào mùa bung nở...

Theo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, với phương châm phát triển du lịch cộng đồng, thúc đẩy các chiến lược hỗ trợ người nghèo, khuyến khích cộng đồng tôn trọng truyền thống và văn hóa cũng như tài nguyên thiên nhiên kỳ vọng sản phẩm này sẽ được du khách đón nhận, yêu thích. Đặc biệt, để tăng sức hút của sản phẩm đối với du khách ngoài nỗ lực của địa phương thì vai trò của các doanh nghiệp lữ hành là hết sức quan trọng. Vì vậy, ngành du lịch Gia Lai rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ kết nối xây dựng sản phẩm từ phía cộng đồng doanh nghiệp, qua đó góp phần đưa Gia Lai thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong chương trình tour mà doanh nghiệp đang khai thác.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống