Chủ nhật 22/12/2024 23:31
Đưa hàng Việt về miền núi

Động lực từ các doanh nghiệp tiên phong

Trong 96 doanh nghiệp (DN) vừa được Bộ Công Thương vinh danh Giải thưởng Thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) lần thứ II có khá nhiều DN tích cực hoạt động tại địa bàn nông thôn, miền núi, cần mẫn đưa những chuyến hàng Việt về với bà con. Đây chính là những hạt nhân quan trọng giúp hàng Việt Nam bám rễ chắc chắn ở khu vực còn nhiều khó khăn này.
Công ty CP Khóa Việt Tiệp chú trọng đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

Vượt khó bám rễ đất nghèo

Rất nhiều lần tiếp cận và phỏng vấn nên tôi không ngạc nhiên khi gặp lại ông Trần Văn Diến – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Diến Hồng tại lễ tôn vinh và trao giải DN Thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng CVĐ lần thứ II ở hạng mục Top 76 DN thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng CVĐ. Lý do là bởi dù hoạt động trên địa bàn huyện Minh Hóa – một huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Bình, gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, thông tin sản phẩm, công ty vẫn nỗ lực đưa hàng hóa Việt về với bà con. Đồng thời là điểm phát luồng hàng hóa của bà con ra thị trường.

Cụ thể, ông Diến chia sẻ, năm 2006, Diến Hồng thuê và cải tạo 50 héc-ta đất ở vùng Cầu Roòng, xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, đồng thời cung cấp cây giống, phân bón và giao cho các hộ nông dân trong vùng đào ao thả cá, nuôi ba ba, trồng cây ăn quả… Sau đó, công ty tiếp tục đứng ra thu mua nông sản, tìm đầu ra ổn định cho bà con bằng cách mở cửa hàng phân phối. Từ những ngày đầu thành lập với 1 cửa hàng nhỏ lẻ, đến nay, công ty đã sở hữu trên 50 cơ sở, cửa hàng giao dịch chính và hàng trăm đại lý trải dài 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Trong đó có siêu thị Diến Hồng - một trong những siêu thị lớn của huyện Minh Hóa. Siêu thị Diến Hồng cũng là DN đầu tiên được Sở Công Thương Quảng Bình lựa chọn để xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam. Với không gian rộng rãi, văn minh lịch sự, sản phẩm hàng hóa dồi dào, phong phú và 100% là hàng Việt Nam chất lượng cao, điểm bán hàng đã thu hút đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn huyện đến thăm quan, mua sắm. Bình quân mỗi ngày, Công ty TNHH Diến Hồng thu được khoảng 70 triệu đồng từ điểm bán, gấp 3 lần so với thời điểm trước đây. Mức doanh thu này cho thấy, hàng hóa Việt đã thực sự bước từng bước đầu tiên “bám rễ” khu vực miền núi khó khăn.

Vùng khó khăn cũng phải được dùng sản phẩm tốt

Không chỉ là một trong những DN tiêu biểu của thủ đô, Công ty CP Khóa Việt Tiệp còn được biết đến với vai trò là một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất ở khu vực nông thôn, miền núi. Với phương châm mang các sản phẩm tốt nhất đến với bà con, DN này không chỉ tích cực tham gia các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi mà còn có chiến lược riêng chiếm lĩnh khu vực này.

Ông Lương Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Khóa Việt Tiệp cho biết, công ty luôn có chính sách phân tuyến thị trường, ưu tiên cho thị trường vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, do thị trường nông thôn còn thiếu thông tin nên công ty tăng cường chiến dịch quảng bá, phát tờ rơi, băng rôn, tổ chức các chương trình khuyến mãi, chiết khấu lớn… Nhờ đó, đến nay, công ty đã thiết lập được hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trên toàn quốc với 2 chi nhánh và trên 200 đại lý. Sản phẩm còn có mặt tại rất nhiều cửa hàng nhỏ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ông Lương Văn Thắng chia sẻ, hiện nay, 90% sản phẩm của Việt Tiệp đang tiêu thụ tại thị trường trong nước. Dù khó khăn vì cạnh tranh gay gắt, doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng đều đặn ở mức 10 - 15%/năm, trong đó một phần khá lớn đến từ khu vực nông thôn, miền núi.

Ông Nguyễn Hữu Quý – Phó trưởng ban Thường trực tổ chức Giải thưởng, Tổng biên tập Báo Công Thương khẳng định, nếu 2 DN có kết quả sản xuất kinh doanh tương đương, có sản phẩm và dịch vụ chất lượng tương đồng thì DN được chọn sẽ là DN ở khu vực vùng sâu, vùng xa.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu