Thứ bảy 10/05/2025 08:51

Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự lễ Phật đản tại Làng Văn hóa

Ngày 3/6, rất đông tăng ni, phật tử đến dự lễ Phật đản (Phật lịch 2567- Dương lịch 2023) tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ Phật đản là hoạt động được Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cùng với các sư tại chùa Khmer tổ chức hàng năm theo truyền thống Phật giáo phục vụ đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của phật tử qua đó tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lễ Phật đản là hoạt động tổ chức hàng năm theo truyền thống Phật giáo

Đại lễ Phật đản - kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, là ngày Lễ kỷ niệm lớn nhất trong năm của Phật giáo, ngày Phật đản hay còn gọi là đại lễ ngày Đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn. Vào ngày này, phật tử thường tới chùa cúng trai tăng, nghe pháp, xin thọ trì bát quan trai giới và có các hoạt động như tụng kinh, thọ hạnh đầu đà một đêm hoặc tổ chức nghi thức tắm Phật và rước xe hoa Phật.

Đông đảo tăng ni, phật tử tham gia buổi lễ Phật đản

Lễ Phật đản tại Làng Văn hóa đã gửi đi thông điệp từ bi của đạo Phật đến với mọi người. Khuyên răn các tăng ni, phật tử nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình. Mong tất cả cùng đồng lòng, chung tay góp sức, tiếp tục con đường để trang nghiêm tự thân và phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo.

Việc tổ chức lễ Phật đản cũng khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; Bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận.

Các nghi lễ Phật đản tổ chức tại chùa Khmer Làng Văn hóa diễn ra đúng nghi thức quy định của Phật đạo, thể hiện tốt ý nghĩa Phật đản, đoàn kết hòa hợp, trường dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, phục vụ chúng sinh, thiết thực cúng dường chư Phật.

Thực hiện nghi lễ tắm Phật

Lễ Phật đản diễn ra tại chùa Khmer, Làng Văn hóa với các nghi thức chính: Nhiễu Phật 3 vòng quanh chính điện; Chư tăng thuyết giảng về ý nghĩa lễ Phật đản; Lễ bái Tam bảo; Lễ quy y Tam bảo; Thọ trì tam quy và ngũ giới; Thỉnh chư tăng thuyết pháp và tụng kinh; Nghi thức tắm Phật; Thỉnh chư tăng đi bát hội (bát khất thực) một vòng quanh chính điện; Dâng trai tăng tại chùa; Hoàn mãn.

Thỉnh chư tăng đi bát hội

Tại buổi lễ Phật đản, các tăng ni, phật tử đã được các sư chùa Khmer hướng dẫn thực hành các nghi lễ, được nghe thuyết giảng về Phật pháp, về cuộc sống, qua đó các tăng ni, phật tử tự chiêm nghiệm về những hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Tăng ni, phật tử được nghe thuyết giảng về Phật pháp

Thông qua lễ Phật đản tại Làng Văn hóa đã góp phần bảo tồn, tôn vinh di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, lan tỏa giá trị văn hóa, tâm linh của ngôi chùa Khmer thứ 454 và cũng là ngôi chùa duy nhất (tính đến hiện nay) theo Phật giáo Nam tông giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Đồng thời quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế về văn hóa tôn giáo, tinh thần đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung”.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ Phật đản

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao