Thứ ba 22/04/2025 02:25
Hậu Giang

“Đòn bẩy” thoát nghèo của đồng bào Khmer

Những năm gần đây, tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, dự án của nhà nước, trong đó có vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội nhằm hỗ trợ vốn, đất sản xuất, cây, con giống giúp cho đồng bào Khmer có cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu.
Sự hỗ trợ của nhà nước đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo

Hậu Giang có tới hơn 26.000 người là đồng bào Khmer, tập trung nhiều ở 2 huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thị xã Long Mỹ. Khác với những gì tôi tưởng tượng về những con đường ở đây lầy lội; nhà lợp lá liêu xiêu thì những tuyến đường liên thôn, liên xã, nhà cửa, của đồng bào Khmer ở Long Mỹ hay Vị Thủy đã được xây mới khang trang, thông thoáng. Nhiều vườn cây trái xum xuê, nặng trĩu. Qua tìm hiểu được biết, thời gian qua, hộ nghèo trên địa bàn các ấp đều nhận được sự quan tâm của tỉnh, huyện và các cấp, các ngành. Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thoát nghèo bền vững, có cơ hội gia tăng thu nhập, cho con em học hành, sửa chữa nhà ở, đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giảm dần hộ nghèo trong ấp.

Câu chuyện của gia đình bà Thạch Thị Thắng ở xã Vĩnh Trung (Vị Thủy) là một ví dụ điển hình. Trước đây, nhà bà Thắng có 2.500 m2 đất, nhưng gia đình bà đã đem cầm cố hết để lo điều trị bệnh cho chồng. Để có cái ăn hàng ngày, gia đình bà Thắng phải thuê lại chính mảnh đất của mình đã cầm cố để làm ruộng. Trong 10 năm, gia đình bà luôn mơ ước có một ngày chuộc lại công đất đã cầm cố. Mới đây, khi được ngân hàng hỗ trợ cho gia đình vay 30 triệu đồng cộng với số tiền gom góp, gia đình đã chuộc lại 1.000 m2 đất.

Nhiều hộ dân sử dụng vốn vay ưu đãi để nuôi bò sinh sản

Nhiều hộ dân đã chăn nuôi heo, trăn, đào ao thả cá kết hợp trồng cây ăn trái cho thu nhập cao đang là những mô hình điểm để các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm theo.

Nhằm tạo điều kiện giúp người nghèo tiếp cận được nguồn vốn, các chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và phối hợp hội đoàn thể triển khai thực hiện chương trình thông tin tín dụng ủy thác ba cấp có thể tổng hợp và theo dõi tình hình chất lượng tín dụng ủy thác, chi tiết đến từng hộ vay, giúp hội đoàn thể cấp xã thực hiện giao chỉ tiêu và kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu tổ tiết kiệm và vay vốn. Chỉ tính riêng tại Chi nhánh phòng giao dịch huyện Long Mỹ, trong năm 2017 có 806 hộ đồng bào Khmer ở Long Mỹ được vay vốn, trong đó có đa số các hộ vay để nuôi trồng, phát triển kinh tế.

Cùng với chương trình cho vay vốn chính sách ưu đãi, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang còn quan tâm bố trí kinh phí để xây dựng nhiều công trình giao thông nông thôn, trường mẫu giáo tại các địa phương có đông đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương còn thường xuyên nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời kiến nghị với cấp ủy, chính quyền giải quyết những nguyện vọng chính đáng trong đồng bào dân tộc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ được đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách quy định.

Tâm Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa