Đối mặt áp lực kép, xuất khẩu dệt may vẫn có khả năng về đích đúng hẹn

Dù đơn hàng và đơn giá giảm mạnh, giá đồng USD tăng cao khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi nhưng vẫn có cửa cho xuất khẩu dệt may về đích đúng hẹn.
Xuất khẩu dệt may có mang về “đủ” 44 tỷ USD như mục tiêu đề ra?

Doanh nghiệp đối mặt áp lực kép

Theo số liệu thống kê, tháng 9 xuất khẩu của ngành dệt may đã giảm rõ rệt, tới 11,7% so với tháng 8, đạt 4 tỷ USD. Tại một số thị trường xuất khẩu lớn của ngành đã giảm ngay trong tháng 8, như Mỹ giảm 3%, EU giảm 3,2% và tiếp tục đà suy giảm.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: Tình hình trong quý IV/2022 của ngành dệt rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng. Hiện chỉ những doanh nghiệp có khách hàng truyền thống đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm, thậm chí cho đầu năm 2023 còn lại hầu hết đang loay hoay tìm nguồn cầu, tình hình này có thể kéo dài đến hết quý I/2023. Cùng đó, đơn giá sụt giảm, nhiều khách đặt hàng đưa ra mức giá chỉ đạt 50%, thậm chí 40% so với mức bình thường.

Thông tin này cũng đã được SSi Research đưa ra: Số lượng đơn đặt hàng của các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước quý IV/2022 đã thấp hơn 25 - 50% so với quý II/2022. Tình trạng này nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Một số doanh nghiệp ngành dệt may đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý I/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động. Hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng gia công, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công hiện cũng đang bị ép giá.

Những khó khăn trên được xác định là do những thị trường xuất khẩu chính của ngành như Mỹ, EU lạm phát rất cao, cao nhất trong nhiều thập kỷ gần đây lên tới 6-7%, có thời điểm lên tới 9-10% đã ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân. Xung đột Nga- Ucraina gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, theo thống kê, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga chiếm 90-95% tổng kim ngạch trong khu vực này và hiện đang âm 40-42% so với năm trước.

Kinh tế tuần hoàn là mục xu hướng tất yếu của ngành dệt may

Đối mặt áp lực kép, xuất khẩu dệt may vẫn có khả năng về đích đúng hẹn

Một nguyên nhân nữa, sau thời gian dịch bệnh kéo dài khách hàng đặt lượng hàng rất lớn, nhất là từ quý IV/2021 đến giữa năm, thậm chí hết tháng 7/2022. Lượng hàng lớn lại gặp thời điểm kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tiêu thụ giảm rõ rệt đã khiến tồn kho tăng lên.

Ông Trương Văn Cẩm cũng cho biết: Cùng với tình trạng sụt giảm đơn hàng, biến động tỷ giá cũng đang tác động nhiều chiều lên doanh nghiệp dệt may. Đồng USD tăng cao so với đồng nội tệ của Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD và quy đổi sang nội tệ có lợi, ở chiều ngược lại doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang bất lợi. Đáng nói, ngành dệt may Việt Nam hiện đang nhập khẩu với tỷ lệ khá lớn nguyên phụ liệu, nhất là vải.

Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Mình từng chia sẻ: Là doanh nghiệp xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, tỷ giá tăng cũng gây nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp dệt may. Và doanh nghiệp không thể vui bởi giá nguyên phụ liệu nhập khẩu liên tục tăng mạnh khiến phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể.

Vẫn có cửa sáng để về đích đúng mục tiêu

Trước áp lực kép và tình hình thị trường được dự báo sẽ khó khăn sang tận quý I/2023 nhưng ông Trương Văn Cẩm vẫn cho rằng: 9 tháng xuất khẩu của ngành dệt may ước tăng 21%, đạt trên 35 tỷ USD, bình quân đạt 3,8-3,9 tỷ USD/tháng. Nếu thị trường vẫn duy trì trạng thái xấu như hiện nay, ngành dệt may cũng có thể xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD/tháng. Như vậy đến cuối năm, ngành vẫn đạt vẫn có thể đạt mục tiêu 43,5-44 tỷ USD, thậm chí nếu tình hình được cải thiện có thể đạt cao hơn chút.

Về những yếu tố khó đang tạo sức ép lên doanh nghiệp, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam lưu ý: Doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, lựa chọn đơn hàng phù hợp, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt. Không nên quá lo lắng ký đơn hàng dài hạn với giá thấp.

Trong điều kiện hiện nay, có nhiều giải pháp doanh nghiệp có thể áp dụng, như: Cho người lao động nghỉ phép, giảm giờ làm thêm, đào tạo người lao động. Doanh nghiệp tận dụng thời gian triển khai các chương trình theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như xanh hoá, số hoá- đây là xu hướng tất yếu, khi có thời gian nên sớm thực hiện. Liên kết với nhau để chia sẻ đơn hàng và giữ chân khách hàng. Đối thoại với đối tác để chia sẻ khó khăn, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy.

Về phía Nhà nước, ông Trương Văn Cẩm, đề xuất: Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm xác định không gian phát triển, có thể xây dựng khu công nghiệp dệt may lớn có khu xử lý nước thải và đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cho may xuất khẩu.

Giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách hiệp hội đã kiến nghị về thuế đối với vải trong nước để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh triển khai gói hỗ trợ 35.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện tốt cho phát triển sản xuất, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Tình trạng khó khăn như hiện nay chỉ kéo dài đến hết quý I/2023, mục tiêu cho năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 47- 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu; trường hợp khó khăn kéo dài đến giữa năm, mục tiêu đạt khoảng 46 tỷ USD.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô.
Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Kết quả Hội nghị Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Asean- Hàn Quốc (AKFTA) vừa được ban tổ chức công bố với việc thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.
Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.
2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 02 tháng đầu năm, chiếm hơn 38-39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.
2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 131 triệu USD, tăng 21%. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường đang tăng phi mã.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Trong 5 nguồn cung hồ tiêu ngoại khối chủ yếu của Đức, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất trong năm 2023.
Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sáng ngày 26/3, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD/BRL suy yếu đã lấn át tốc độ hồi phục của dữ liệu tồn kho trên Sở ICE-US, từ đó thúc đẩy lực tăng đối với giá cà phê Arabica.
Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 8.735 tấn, tương đương 36,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 28,3%.
2 tháng đầu năm: Tôm Việt "chiếm lĩnh" thị trường Trung Quốc và Mỹ

2 tháng đầu năm: Tôm Việt "chiếm lĩnh" thị trường Trung Quốc và Mỹ

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam.
Trái ớt Việt Nam bị tăng kiểm tra tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

Trái ớt Việt Nam bị tăng kiểm tra tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm.
Lào Cai: Bàn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt

Lào Cai: Bàn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt

Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trao đổi các giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động