Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển logistics xanh, chìa khoá tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp vận tải Gia Lai tăng cường liên kết để dịch vụ logistics ‘cất cánh’ Doanh nghiệp logistics buộc phải xanh hóa để tồn tại

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và chuỗi cung ứng toàn cầu không ngừng biến động, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước cả thách thức và cơ hội lớn.

Để logistics không chỉ là mắt xích hỗ trợ, mà trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, rất cần những định hướng chiến lược rõ ràng và kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Tại hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0” diễn ra chiều 24/4, TS Bùi Bá Nghiêm, Chuyên viên cao cấp thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã làm rõ một số định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới.

Động lực tăng trưởng và điều kiện tiên quyết cho vị thế kinh tế quốc gia

Theo TS Bùi Bá Nghiêm, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng mở rộng, logistics không chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng mà còn là động lực tăng trưởng và nhân tố cốt lõi thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với vai trò đầu mối điều phối và quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp từ hoàn thiện chính sách pháp luật đến đầu tư hạ tầng, góp phần định hình nền tảng cho một hệ sinh thái logistics hiện đại, hiệu quả.

Nhìn từ góc độ thể chế, những nỗ lực xây dựng khung pháp lý đã mang lại bước tiến đáng kể. Các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XIII, đã xác định logistics là ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao cần được ưu tiên phát triển dựa trên khoa học công nghệ.

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số
TS Bùi Bá Nghiêm, Chuyên viên cao cấp thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, nghị định và chỉ thị tạo hành lang pháp lý vững chắc, như Quyết định 200/QĐ-TTg, Nghị định 163/2017/NĐ-CP, hay gần đây là Nghị định 40/2025/NĐ-CP. Những văn bản này không chỉ khẳng định vai trò điều phối của Bộ Công Thương mà còn đặt nền móng cho việc giảm chi phí logistics, nâng cao kết nối hạ tầng và thúc đẩy năng lực cạnh tranh.

Song song với hoàn thiện chính sách, phát triển hạ tầng logistics được xem là nhân tố then chốt tạo đột phá. Hạ tầng đường bộ, với mạng lưới đường cao tốc được mở rộng nhanh chóng, đang giữ vai trò chủ lực trong vận tải nội địa và xuyên biên giới. Đường sắt, dù tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa phát huy đầy đủ do hạn chế đầu tư và kết nối.

TS Bùi Bá Nghiêm cho rằng, đường thủy nội địa đang trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ nhờ đầu tư cải tạo tuyến vận tải và cảng container. Hệ thống cảng biển ghi nhận bước tiến vượt bậc, đặc biệt ở các cảng cửa ngõ quốc tế, đưa Việt Nam vào bản đồ hàng hải toàn cầu.

“Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng đang gây áp lực lớn về năng lực tiếp nhận. Về hàng không, mặc dù có 22 sân bay đang hoạt động, hạ tầng phục vụ logistics hàng không vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong xử lý hàng hóa chuyên dụng”, TS Bùi Bá Nghiêm nhận định.

Ở cấp độ doanh nghiệp, thị trường logistics hiện nay đang chứng kiến sự tham gia của hơn 5.000 công ty, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Dù chiếm đa số, các doanh nghiệp nội địa chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần, phần lớn còn hạn chế về vốn, công nghệ và năng lực quản trị chuỗi.

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số
Đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

TS Bùi Bá Nghiêm nhấn mạnh, đã có những điểm sáng như Transimex, Gemadept hay Tân Cảng Sài Gòn - các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế và từng bước vươn ra thị trường toàn cầu.

“Sự hiện diện của hơn 800 hội viên trong Hiệp hội VLA cho thấy xu hướng liên kết và nâng cao năng lực nội tại đang dần hình thành. Bộ Công Thương cũng đã tích cực tổ chức đào tạo, hội thảo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển thương hiệu”, TS Bùi Bá Nghiêm khẳng định.

Thị trường dịch vụ logistics đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Với vai trò gắn kết sản xuất – phân phối – tiêu dùng trong chuỗi giá trị, logistics góp phần giảm chi phí xã hội, tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thương mại.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc phát triển một ngành logistics hiện đại, bền vững sẽ là điều kiện tiên quyết để nâng tầm vị thế kinh tế quốc gia trên trường quốc tế.

Định hình tương lai bằng tầm nhìn dài hạn và giải pháp đồng bộ

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, song vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, trong khi các biến động kinh tế toàn cầu tiếp tục đặt ra không ít thách thức.

Trước yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, việc định hình rõ chiến lược dài hạn cùng triển khai các giải pháp đồng bộ là nhiệm vụ cấp thiết. Những định hướng dưới đây phản ánh tầm nhìn chiến lược, đồng thời chỉ ra các giải pháp then chốt nhằm đưa ngành logistics Việt Nam lên một tầm cao mới trong tương lai.

Trước tiên, việc phát triển hệ thống hạ tầng logistics hiện đại và đồng bộ trên cả nước là yếu tố nền tảng. Đây không chỉ là vấn đề đầu tư mà còn là câu chuyện quy hoạch tổng thể, trong đó các phương thức vận tải cần được kết nối hiệu quả: từ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, cảng biển nước sâu, đến hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics tích hợp.

Mỗi lĩnh vực vận tải như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không đều cần được chú trọng đầu tư, từ cơ sở hạ tầng đến năng lực vận hành, để tạo thành mạng lưới logistics liên hoàn và hiệu quả.

Theo TS Bùi Bá Nghiêm, bên cạnh hạ tầng, năng lực của doanh nghiệp logistics là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Việc đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số, hình thành các chuỗi dịch vụ tích hợp, ứng dụng các giải pháp hiện đại như IoT, AI hay Big Data đang trở thành yêu cầu bắt buộc.

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

“Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực, từ tín dụng, đào tạo đến xúc tiến thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực và vươn ra thị trường khu vực”, TS Bùi Bá Nghiêm cho biết.

Phát triển logistics xanh và bền vững cũng đang trở thành một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu chú trọng bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cần hướng đến việc sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tối ưu hóa vận tải, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải. Về phía Nhà nước, cần sớm có chính sách hỗ trợ cụ thể như ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư xanh, và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về logistics bền vững.

Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cần được xem là động lực cốt lõi cho đổi mới và phát triển. Việc triển khai các hệ thống quản lý hiện đại, nền tảng số quốc gia về logistics, và cơ sở dữ liệu kết nối trong chuỗi cung ứng sẽ tạo nền tảng cho một hệ sinh thái logistics thông minh, minh bạch và hiệu quả.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, TS Bùi Bá Nghiêm cho rằng, tăng cường hợp tác quốc tế là chìa khóa mở rộng không gian phát triển.

“Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức logistics quốc tế, tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA, đồng thời chủ động đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác mới để mở rộng mạng lưới và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này”, TS Bùi Bá Nghiêm nhấn mạnh.

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình mạnh mẽ. Với định hướng chiến lược đúng đắn, sự đồng hành của Nhà nước, nỗ lực của doanh nghiệp và sự phối hợp hiệu quả của các bên liên quan, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng một ngành logistics hiện đại, hội nhập và bền vững, đủ sức vươn lên trở thành trung tâm logistics năng động của khu vực và thế giới.
Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Mobile VerionPhiên bản di động