Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo trích ly mã số HS 2306 Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Điều kiện nào để được xuất khẩu?

Cám gạo, cám gạo chiết ly là một trong 4 mặt hàng nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

hị trường cám gạo toàn cầu, các chuyên gia dự đoán có thể lên tới hàng chục tỷ USD
Thị trường cám gạo toàn cầu, các chuyên gia dự đoán có thể lên tới hàng chục tỷ USD

Thông tin với phóng viên Báo Công Thương về việc này, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho hay, điều kiện để xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly cần đảm bảo rằng sản phẩm không chứa sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm và các thành phần biến đổi gen chưa được Trung Quốc chính thức phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu mới nhất của Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc (Tiêu chuẩn Vệ sinh thức ăn chăn nuôi GB13078).

Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng cám gạo và cám gạo chiết ly được sản xuất từ ​​các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản được Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt và các doanh nghiệp đó phải có khả năng kiểm soát tổng số nấm mốc, vi khuẩn salmonella, kim loại nặng và các chỉ số vệ sinh an toàn khác.

Cám gạo và cám gạo chiết ly thành phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc của mỗi doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản đã đăng ký phải được kiểm tra hợp quy chính thức ít nhất ba tháng một lần để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn liên quan đến thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc.

Mỗi lô cám gạo, cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải kèm theo một Công bố vệ sinh an toàn đối với thức ăn chăn nuôi có chứa chất đạm thực vật được xác nhận bởi Cục Chăn nuôi và Thú y.

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản cập nhật các quy định liên quan từ GACC và phải đảm bảo nhãn sản phẩm của các lô cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc đều đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia mới nhất của Trung Quốc (GB 10648 Nhãn thức ăn chăn nuôi).

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các doanh nghiệp chế biến cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc đã được phê duyệt thiết lập hệ thống biện pháp kiểm soát các mối nguy (HACCP), hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc và vận hành hiệu quả.

Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tự kiểm soát các chỉ tiêu vệ sinh an toàn của cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc, cách ly khu vực sản xuất với khu vực bảo quản, đảm bảo cám gạo, cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc được để tại một nơi tách biệt, áp dụng các biện pháp hiệu quả chống chuột, côn trùng và chim để ngăn ngừa ô nhiễm thứ cấp hoặc lây nhiễm chéo.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản cần đảm bảo bao bì đóng gói cám gạo và cám gạo chiết ly xuất sang Trung Quốc phải sạch, vệ sinh, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch hoàn toàn, phù hợp với thời tiết và cách sử dụng, được sát khuẩn, khử trùng khi cần thiết.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của ISPM số 12 "Hướng dẫn về Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật", trong đó phải nêu rõ tên và số đăng ký của doanh nghiệp chế biến, số container (với hàng đóng bao) hoặc tên tàu (với hàng rời) và các thông tin khác; nếu có bất kỳ việc xử lý kiểm dịch nào đã được thực hiện trước khi xuất khẩu hoặc trong quá trình vận chuyển thì giấy chứng nhận cần ghi rõ các thông tin như phương pháp xử lý, chỉ tiêu xử lý, đồng thời thêm cột khai báo bằng tiếng Anh: “Lô hàng hóa này đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư về yêu cầu Vệ sinh An toàn thực phẩm đối với xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly từ Việt Nam sang Trung Quốc, và không mang bất kỳ loại dịch hại hay độc tố và chất gây hại nào mà Trung Quốc lo ngại”.

Rộng thêm cửa cho phụ phẩm ngành lúa gạo

Cám gạo làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm quá trình sản xuất gạo sau khi tách vỏ trấu. Cám gạo chiết ly làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm sau quá trình ngâm chiết dầu cám gạo.

Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện Việt Nam sản xuất khoảng 5 triệu tấn cám gạo mỗi năm, trong đó xuất khẩu khá lớn. Dù chưa có số liệu chính thức về thị trường cám gạo toàn cầu, các chuyên gia dự đoán có thể lên tới hàng chục tỷ USD.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sau khi Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám chiết ly sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long) – cho biết, nhu cầu sản phẩm cám gạo và cám chiết ly để làm thức ăn chăn nuôi là rất lớn. Do đó, việc ký Nghị định thư sẽ góp phần mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm phụ phẩm từ gạo Việt Nam. Bởi tại Việt Nam, những thời điểm bình thường thì việc tiêu dùng cám gạo và cám chiết ly cũng không lo ngại, nhưng khi vào thời vụ thu hoạch lúa gạo, nguồn cung là khá lớn.

Trước những tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra từ phía Trung Quốc nêu trên, ông Nguyễn Văn Thành cho biết, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng. Vấn đề còn lại chỉ là nhu cầu của thị trường ra sao. Cùng với thị trường Trung Quốc, theo ông Nguyễn Văn Thành cám gạo và cám gạo chiết ly còn xuất khẩu đi nhiều thị trường khác. Mặt khác, nhu cầu tại ngay thị trường nội địa cũng rất lớn đối với mặt hàng này.

Ông Thành cho hay, cám gạo chiết ly là sản phẩm thu được từ quá trình tách chiết các thành phần có giá trị từ cám gạo nguyên chất. Đây là sản phẩm đã được xử lý bằng công nghệ để loại bỏ dầu, hoặc để thu các thành phần như: Dầu cám gạo giàu gamma-oryzanol, phytosterol, tocopherol; chất xơ hòa tan và không hòa tan; protein thực vật; Các chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, vitamin E, khoáng chất... Thời gian vàng để có thể tách chiết các thành phần đó là trước 8 tiếng sau khi thu hoạch cám gạo nguyên chất. Bởi sau thời gian này, dầu cám không còn nhiều.

Với cám gạo, sau khi thu hoạch chúng ta phải qua một công đoạn sấy, như vậy mới có thể dự trữ, bảo quản được từ 3-6 tháng cho các nhà máy có thời gian chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, điều kiện để xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị trường Trung Quốc là không dễ bởi những yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm dịch và vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã làm quen với các yêu cầu này. Do đó, Việt Nam có đủ tiềm năng để đưa mặt hàng này trở thành một trong những mũi nhọn xuất khẩu.

GACC sẽ tiến hành kiểm tra và kiểm dịch đối với cám gạo và cám gạo chiết ly nhập khẩu và xử lý hàng hóa khi phát hiện không đảm bảo. Khi phát hiện những sai phạm, cơ quan chức năng phía Trung Quốc sẽ thông báo với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm, GACC sẽ áp dụng các biện pháp như tạm đình chỉ hoặc đình chỉ doanh nghiệp xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động tiến hành kiểm tra và áp dụng các biện pháp khắc phục theo quy định, việc xuất khẩu của doanh nghiệp vi phạm chỉ được khôi phục sau khi được GACC công nhận.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 75.427 tấn thuốc lá nguyên liệu năm 2025, áp dụng cho doanh nghiệp có giấy phép hợp lệ.
Mobile VerionPhiên bản di động