Thứ bảy 10/05/2025 08:14

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long) - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang đứng đầu thế giới

- Tình hình giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời điểm hiện nay ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Thành: Theo cập nhật của doanh nghiệp, hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang dao động trong khoảng 397 - 400 USD/tấn; trong khi đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan khoảng 383 - 390 USD/tấn; giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan đang ở mức 376 - 380 USD/tấn. Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới.

Doanh nghiệp thu mua lúa gạo trên cánh đồng liên kết phục vụ xuất khẩu tại An Giang. Ảnh: Công Mạo

Thị phần gạo 5% tấm của Việt Nam không nhiều, chiếm khoảng 25%. Phần còn lại là gạo cao cấp như gạo thơm, gạo dẻo hạt dài, trong đó, giá gạo xuất khẩu OM5451 đang ở mức 500 - 510 USD/tấn; giá gạo xuất khẩu OM18 hiện đang ở mức 510 - 530 USD/tấn. Các giống gạo này chiếm khoảng 60 - 70%. Với các giống gạo đặc sản (chiếm khoảng 5 - 10%), hiện giá gạo xuất khẩu đang đứng ở mức 800 - 1.200 USD/tấn. Do đó, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam hiện đang trên 500 USD/tấn.

Vụ Đông Xuân đang gần kết thúc, chỉ còn khoảng 20 - 25% lúa trên đồng. Việc này sẽ giúp giảm áp lực thu gom và tiêu thụ. Bên cạnh đó, hiện nhiều thị trường như Philippines, một số nước châu Phi... cũng đang có nhu cầu đàm phán, mua nhiều gạo trở lại. Lượng gạo dự trữ của Việt Nam trong thời gian qua cũng tương đối khá. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào mức giá tốt hơn, khi đó, họ sẽ bán ra. Bởi dù đang đứng đầu thế giới, nhưng giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không cao hơn nhiều so với các quốc gia khác.

- Ông dự báo như thế nào về giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Thành: Việc đánh giá để thu mua hoặc xuất khẩu, tôi cho rằng, hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao. Nếu nói về biến động, trong 10 năm qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 2 - 3%. Con số này thấp hơn so với mức tăng của các mặt hàng nông sản khác.

Trong năm 2023 - 2024, do Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhiều. Bước sang năm 2025, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại về mức giá của năm 2021 - 2022.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long)

Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm, nhưng tăng không nhiều. Nguyên nhân do, trong hai năm qua, giá gạo tăng mạnh nên nhiều quốc gia cũng tăng diện tích trồng hoặc tăng vụ. Do đó, dự báo, năm 2025, lượng lương thực sẽ tăng khoảng 5 triệu tấn so với năm 2023 và 2024 (tăng khoảng 1%). Còn nếu trường hợp giá gạo giảm nữa, một số quốc gia sẽ bỏ vụ. Theo chu kỳ, khoảng 2 - 3 năm nữa, giá gạo sẽ tăng trở lại.

Giá gạo tăng cũng tùy theo từng phân khúc, chủng loại gạo. Với gạo phân khúc cấp thấp, việc Ấn Độ đẩy mạnh bán ra thì giá gạo sẽ không tăng. Tuy nhiên, dòng gạo trung và cao cấp, giá dự báo sẽ tăng.

Như dòng gạo thơm, tính trong tháng qua, giá xuất khẩu dòng gạo này tăng khoảng 50 USD/tấn, dòng gạo ST cũng ghi nhận mức tăng giá khá lớn. Nguyên nhân do nhu cầu tại các thị trường, trong đó, thị trường Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ, EU… có nhiều đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Việc cộng gộp các đơn đặt hàng này đã giúp các dòng gạo ST tăng giá.

Cân nhắc trong việc mở rộng diện tích và giữ thương hiệu

- Việc các dòng gạo cao cấp, gạo thơm tăng giá và được thị trường đón nhận, chúng ta có nên mở rộng diện tích trồng các giống gạo này không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Thành: Việc này, chúng ta cũng nên thận trọng. Cần cân nhắc giữa vấn đề thương hiệu và đảm bảo chất lượng.

Như chúng ta biết, năm 2023, trong khuôn khổ Hội nghị thương mại lúa gạo toàn cầu được tổ chức tại Cebu, Philippines do The Rice Trader tổ chức, gạo Ông Cua ST25 đạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới. Cuộc thi có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo được gửi dự thi. Đây là lần thứ hai gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới tại hội thi danh giá này. Trước đó, năm 2019, cũng tại Philippines, gạo ST25 của Anh hùng lao động Hồ Quang Cua cũng đạt giải nhất gạo ngon nhất thế giới.

Gạo ST25, chúng ta đã xuất khẩu đến một số thị trường với mức giá lên đến mức giá 1.200 USD/tấn. Nhu cầu thế giới tăng đẩy giá gạo ST25 lên cao. Các nhà khoa học và nông dân Việt Nam cũng đã nắm bắt nhu cầu và cho ra được chất lượng hạt gạo phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thế giới. Do đó, tôi cho rằng, chúng ta nên tiếp tục làm theo các mô hình như hiện nay, như mô hình lúa tôm, lúa một vụ…

Bởi việc giống gạo ST25 nếu trồng ở các vùng đất không phù hợp hay trồng 2 - 3 vụ lại là câu chuyện khác. Rất có thể, việc này sẽ làm chất lượng gạo ST25 kém đi. Người tiêu dùng sẽ cho rằng, dòng gạo ST không còn ngon nữa. Việc làm đại trà sẽ làm cho thương hiệu gạo của chúng ta bị mất. Mặt khác, nếu chúng ta trồng nhiều, dẫn đến tăng sản lượng và sẽ kéo giá gạo này xuống thấp. Điều này đồng nghĩa chúng ta mất thương hiệu gạo giá cao.

Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2025 đạt 2,2 triệu tấn và 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 522,1 USD/tấn, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2024. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,1%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 16,3% và 10,2%.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá gạo xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025