Thứ năm 12/12/2024 08:46

Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Bẳng bu là nhạc cụ hơi tự thân vang, được cấu tạo từ những ống tre có chiều dài từ 40-60 cm, đường kính từ 8 đến 10 cm.

Các ống dài ngắn khác nhau để cho ra âm thanh cao, thấp khác nhau. Tre được chọn để làm Bẳng bu là loại tre không già, không non. Đặc biệt phải chọn loại tre có mắt màu vàng, ống thẳng dài để tạo âm thanh vang khi chơi.

Bẳng bu là nhạc cụ hơi

Nhạc cụ Bẳng bu chủ yếu do nữ giới sử dụng, dùng hòa tấu với cồng chiêng, trống và khèn bè. Âm thanh của Bẳng bu vang nhờ vào sự nén hơi đột ngột đập xuống đất hoặc gỗ và đập vào nhau. Để sử dụng nhạc cụ này cần có nhiều người tham gia. Thường mỗi lần hòa tấu Bẳng bu được biên chế từ 4 - 6 người, trong đó có một người cầm cái chỉ sử dụng 1 ống tre để giữ nhịp. Trong khi những người chơi khác mỗi người cầm hai ống đập xuống đất hay miếng gỗ khiến không khí trong ống chấn động, phát ra tiếng brum brum. Ngoài cách kích âm đổ rập, người ta còn đập hai ống vào nhau để tạo ra âm thanh. Những tiếng này không vang vì thân ống bị hai bàn tay giữ chặt nên chấn động trong thân ống không lan truyền như những nhạc cụ tự thân khác.

Bẳng bu nhạc cụ độc đáo của người Thái
Người cầm cái chỉ sử dụng 1 ống tre để giữ nhịp
Đập hai ống vào nhau để tạo ra âm thanh

Điều đặc biệt những người chơi khi đập hai ống xuống lại không đập cùng nhau mà người trước, người sau, thế nhưng âm thanh của nó vẫn hòa quyện vào nhau tạo nên tiết tấu khá nhịp nhàng uyển chuyển rất phù hợp và làm nền cho động tác và bước chuyển của người múa.

Bẳng bu thường được sử dụng trong các lễ hội

Nhạc cụ độc đáo Bẳng bu của người Thái thường được sử dụng trong các ngày lễ, Tết, hội, diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của thầy Mo… Bẳng bu có thể cùng hòa tấu với các loại nhạc cụ dân tộc khác tạo nên một không gian văn hóa cộng đồng đặc sắc.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu