Thứ sáu 25/04/2025 01:36
Tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt - Lào

Diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng

Năm 2017, số vụ, số đối tượng tội phạm ma túy bắt giữ trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào bằng 17% số vụ, số đối tượng của cả nước, số ma túy thu giữ được bằng 23% cả nước. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt và hết sức manh động.
Tang vật thu được sau chuyên án

Theo thống kê của Bộ Công an, kết quả bắt giữ tội phạm ma túy của 10 tỉnh biên giới Việt Nam - Lào trong năm 2017 tăng cao hơn so với năm 2016. Cụ thể, gần 3.900 vụ bị triệt phá, 5.680 đối tượng bị bắt giữ với số lượng ma túy bị thu giữ lên đến hơn 500kg. Trong đó, có 203kg hê-rô-in; 137kg thuốc phiện; 191kg cần sa khô; 34kg và gần 703.000 viên ma túy tổng hợp.

Đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47, Bộ Công an) cho biết: Do lực lượng chức năng tấn công mạnh, cho nên hoạt động của các toán, nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang tại địa bàn xã Vân Hồ (Sơn La) và Hủa Phăn (Lào) có giảm về tần suất; bù lại các vụ buôn bán, vận chuyển được các đối tượng tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp, tinh vi hơn trước.

Trong đó, vì tính chất của việc mua bán ma túy đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối, cho nên các “ông trùm” thường sử dụng người nhà, họ hàng, anh em, vợ chồng, tạo nên một “vòng tròn khép kín”. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, các đối tượng này thường xuyên thay đổi phương thức vận chuyển, giao dịch mua bán ma túy, không bao giờ đi theo một tuyến cố định, mỗi chuyến hàng vận chuyển theo một con đường. Địa điểm giao dịch cũng thường xuyên thay đổi, hàng giao một nơi, giao tiền một nơi khác và chỉ bán cho những đối tượng đủ tin cậy.

Bên cạnh việc sử dụng thiết bị thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc, trao đổi mua bán ma túy, các đối tượng còn sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt…, gây khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng phòng, chống. Đáng chú ý, các đối tượng phạm tội còn tìm mọi cách để vô hiệu hóa vai trò của lực lượng chức năng ở cơ sở, hoặc lôi kéo cán bộ xã, bản để làm ngơ, bảo kê, thậm chí tiếp tay, tham gia mua bán, vận chuyển ma túy.

Nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy trên tuyến biên giới, năm 2017, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Quốc phòng); Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47, Bộ Công an) và Cục Cảnh sát phòng, chống ma túy (Bộ An ninh nước Cộng hòa DCND Lào) đã phối hợp xác lập và tổ chức đấu tranh chung nhiều chuyên án triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, từ đó góp phần ngăn chặn từ xa nguồn ma túy thẩm lậu vào Việt Nam.

Xác định, tình hình ma túy và tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; mới đây, tại hội nghị giao ban về công tác phối hợp phòng, chống ma túy, các lực lượng thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi cung cấp thông tin, tạo điều kiện, hỗ trợ nhau khi có yêu cầu tấn công truy bắt tội phạm ma túy.

Song song với đó, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hai bên biên giới xây dựng, triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương trong tuyên truyền triệt phá cây có chứa chất ma túy, phòng, chống tái trồng ở khu vực giáp ranh và phòng, chống tệ nạn ma túy giữa hai nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, dần đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi mỗi gia đình, bản làng.

T.H
Bài viết cùng chủ đề: ma tuý

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố