Chủ nhật 22/12/2024 10:07

Đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề nhức nhối trong một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở vùng cao, khiến cuộc sống nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn. Thời gian qua, công tác tuyên truyền để ngăn chặn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được đẩy mạnh từ nhiều cấp ngành, địa phương…
Nhiều câu lạc bộ, mô hình phòng, chống tảo hôn được thành lập ở các địa phương

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành, nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, nhiều em gái mới 13, 14 tuổi đã nghỉ học, lấy chồng và sinh con... Trước thực trạng nạn tảo hôn, thời gian qua, Ban Dân tộc một số địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn khác như Chi cục Dân số, đã đưa ra nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thành lập các câu lạc bộ, mô hình chống tảo hôn.

Như tại tỉnh Tuyên Quang, theo thống kê năm 2017, địa phương có 90 trường hợp tảo hôn. Trước thực trạng đó, Chi cục Dân số tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại 11 xã của các huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương. Đối tượng mô hình hướng tới là thanh niên, thiếu niên, con em đồng bào dân tộc thiểu số từ 10 - 24 tuổi, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ... Hay tại Quảng Ninh, trước thực trạng nạn tảo hôn tại một số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc đã kịp thời mở chuyên mục riêng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 1 (2015 - 2020) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”… Sau hai năm thực hiện Đề án, chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện các hoạt động, nhất là hoạt động tuyên truyền, vận động; hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên tuyền, tư vấn pháp luật; các sở, ngành đã chủ động lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn với nhiệm vụ tuyên truyền, tập huấn cán bộ làm công tác tuyên truyền thực hiện Đề án. Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực thực hiện vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án…. Mặc dù vẫn phát sinh những trường hợp tảo hôn tại một số địa phương, tuy nhiên việc triển khai thực hiện đề án cũng đã tác động tích cực đến nhận thức, thay đổi trong bà con vùng sâu, vùng xa.

Tại tỉnh Quảng Nam, qua hai năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020” của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng này đã giảm đáng kể, nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân từng bước được nâng cao. Với 9 huyện miền núi, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng hơn 127.500 người. Theo khảo sát của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 - 2015, khu vực miền núi có trên 1.500 trường hợp tảo hôn, hàng trăm trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nơi vẫn còn phong tục hứa hôn, sự hạn chế tiếp cận kiến thức pháp luật của đồng bào, thiếu trang bị kỹ năng sống, thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi hạn chế và sự vào cuộc của chính quyền địa phương để ngăn chặn tình trạng này chưa quyết liệt… Sau hai năm triển khai đề án (2016 - 2017), Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tiến hành chọn các xã điểm tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, những người có uy tín, các thầy cô giáo ở các trường học. Phối hợp với Chi cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình in và cấp phát hàng ngàn tờ rơi, tài liệu, pano liên quan để cung cấp cho các địa phương, đơn vị... Những nội dung, kiến thức đó đã ngấm dần vào người dân và tình hình ngày càng được cải thiện.

Đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt nâng cao nhận thức cho người dân là yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cùng với đó, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín tại cộng đồng tham gia vào công tác tuyên truyền, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để răn đe...
Minh Thư

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu