Thứ năm 19/12/2024 18:42
Ủy ban dân tộc - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp công tác

Đầu tư, hỗ trợ nông dân thông qua các dự án, mô hình

Ngày 13/10/2021, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2013 - 2020 và triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025.
Hội NDVN có trên 10,29 triệu hội viên, trong đó trên 1,8 triệu hội viên là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm tỷ lệ khoảng 17,5% hội viên, nông dân toàn quốc. Thực hiện công tác phối hợp giai đoạn 2013 - 2020, UBDT và Trung ương Hội NDVN đã nghiêm túc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp một cách hiệu quả. Việc trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình đã giúp cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng DTTS và miền núi…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Chủ tịch Trung ương HND Việt Nam Lương Quốc Đoàn ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025

Đặc biệt, với nội dung xây dựng mô hình điểm về xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng DTTS và miền núi, từ năm 2013 đến nay, đã có rất nhiều đề án, dự án và mô hình, các hoạt động hỗ trợ nông dân (vật tư, phân bón, vốn) phát triển kinh tế được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cùng với đó, các hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được thực hiện thường xuyên đã từng bước góp phần thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Không chỉ phấn đấu vươn lên làm giàu cho bản thân, cho xã hội, nhiều nông dân còn đoàn kết, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm, kỹ thuật… giúp nhau thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Hàng năm, cả nước có khoảng 3,6 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, trong đó có không ít hộ là đồng bào DTTS. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp phát triển, nhiều thôn, xã vùng DTTS đã hình thành các mô hình kinh tế hộ, Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác… liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sự đổi thay ở vùng DTTS và miền núi đã thấy rõ, nhưng đến nay, đời sống của nhiều hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa nhiều nơi còn khó khăn; khoảng cách chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển giữa các dân tộc, vùng miền ngày càng có xu hướng tăng lên; vẫn còn tình trạng thiếu đói lúc giáp hạt. Hơn thế, hai năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của đồng bào DTTS do mất việc làm, không tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp...

Từ thực tế này, Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2025 vừa được UBDT và Hội NDVN ký kết, xác định: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới gắn với đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất thông qua các dự án, mô hình. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 cũng là 5 năm đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, Hội NDVN và UBDT phối hợp tham gia thực hiện một số dự án, tiểu dự án như: “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”; “Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS và miền núi”; “Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”…

Khẳng định, kinh nghiệm 7 năm thực hiện Chương trình phối hợp là nền tảng quan trọng để triển khai chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cam kết, sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Về phía UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Vùng DTTS và miền núi là vùng trọng điểm của đất nước, quan tâm đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở vùng DTTS và miền núi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Bộ trưởng tin tưởng, chương trình phối hợp sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, giúp người dân chuyển đổi nhận thức, tự đứng được trên đôi chân của mình.

M. Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu