Thứ sáu 25/04/2025 10:45

Danh thắng quốc gia Đảo Cò

Đảo Cò thuộc thôn An Dương và Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương vừa chính thức trở thành di tích, danh thắng quốc gia. Sau khi nhận danh hiệu này Đảo Cò đã được chọn là mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hải Dương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương.

Đảo Cò - khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương

 - Khu sinh thái nguyên vẹn duy nhất

Đảo Cò nằm trong vùng trũng của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, chủ yếu là sông, hồ, đầm vực và đồng ruộng.  Đảo Cò có diện tích mặt hồ là 90.377,5 mét vuông, nơi có cò sinh sống là 2 đảo nhỏ với diện tích là 7.324,2 mét vuông. Tại đây có các loài động vật khá phong phú, khác với các vùng đồng bằng sông Hồng bởi có thường xuyên trên 15 ngàn con cò, trên 5 ngàn con vạc và nhiều loài chim khác về đây trú ngụ xây tổ sinh sống ngay tại đảo nhỏ giữa hồ.

Theo thống kê ban đầu xác định trên đảo có 9 loài cò, gồm: Cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc và còn trên dưới 5 ngàn con vạc cùng với một số loài chim quý hiếm như: Bồ nông, Mòng két, Le le, Cú mèo… Trong lòng hồ còn có nhiều loài cá tôm, đặc biệt mới đây phát hiện ra loài cá Măng Kìm, một số loài cá quý hiếm khác như: Ba ba, Rái cá vẫn còn sinh sống ở khu vực hồ đã được nhân dân phát hiện. Sự đa dạng phong phú các loài chim, cò  đã tạo ra một hệ sinh thái rất hấp dẫn và hiếm có tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Nhiều nhà khoa học khẳng định, giá trị sinh thái Đảo Cò là khu vực  dự trữ thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học lớn và được bảo tồn gần như nguyên vẹn duy nhất ở khu vực miền Bắc. Nhiều địa điểm khác cò về sinh sống, nhưng việc bảo tồn luôn gặp rất nhiều khó khăn thì Đảo Cò lại được người dân nơi đây tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, hệ sinh thái quanh hồ luôn được giữ ở mức độ ổn định, tạo điều kiện cho các loài sinh vật tiếp tục kéo về làm tổ, bổ sung thêm mức độ đa dạng sinh học vốn đã rất phong phú. 

Điểm du lịch hấp dẫn

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái hấp dẫn, hiếm có Đảo Cò thời gian qua tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều đề án, dự án. Đặc biệt nhất là việc tỉnh Hải Dương đã phê duyệt đề án xây dựng mô hình điểm “Phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo Cò đến năm 2020” hướng tới tập trung phát triển xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, các tuyến điểm du lịch.  Mô hình gồm có khu du lịch sinh thái Đảo Cò, khu du lịch văn hóa cộng đồng và có thêm các điểm du lịch bổ trợ. Tổng kinh phí dự kiến là hơn 15 tỷ đồng.

Quan điểm của địa phương trong việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Đảo Cò là phải lồng ghép trong định hướng phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái Đảo Cò, văn hóa bản địa và nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, mục tiêu năm 2015 mà ngành du lịch Hải Dương đặt ra đó là xây dựng xong mô hình du lịch cộng đồng tại Đảo Cò, đào tạo kiến thức du lịch cộng đồng cho 200 lao động địa phương, đón 200.000 lượt khách du lịch/năm, thu nhập từ du lịch đạt 50 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Viết Bàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện cho biết, để làm tốt công tác bảo vệ và phát huy có hiệu quả giá trị của Đảo Cò, địa phương sẽ tích cực làm sống lại các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu vực.  Cụ thể, theo ông Bàn huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch các công trình di tích đã mất và từng bước tu bổ, tôn tạo, đình, chùa. Đồng thời, khôi phục các lễ hội, trò chơi dân gian. Mặt khác, huyện sẽ tiến hành quy hoạch các điểm vui chơi, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn làng nghề; kết nối với các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các tour du lịch để thu hút khách du lịch, tích cực tuyên truyền, quảng bá di sản đến với công chúng.

Hoa Quỳnh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố