Thứ bảy 10/05/2025 00:42

Đắk Lắk: Ra mắt Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng

Tỉnh Đắk Lắk ra mắt câu lạc bộ hát Then - đàn Tính nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ngày 15/12, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.

Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk hiện có 26 thành viên, độ tuổi từ 17 – 65 do bà Triệu Thị Hồng Vân làm Chủ nhiệm câu lạc bộ. Câu lạc bộ được thành lập và ra mắt đã thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành, địa phương để những bài hát Then, điệu nhạc Tính vang vọng giữa đại ngàn Tây Nguyên, hòa chung với tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng khèn… tạo nên sự đa dạng văn hóa các dân tộc nơi đây. Trong thời gian tới, Câu lạc bộ sẽ tiếp tục đoàn kết, xây dựng, phát triển, nỗ lực truyền dạy bộ môn văn hóa độc đáo này cho các thế hệ trẻ.

Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk ra mắt và chụp hình lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Minh Huệ

Tại buổi lễ, các nghệ nhân Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng xã Ea Kênh đã có buổi giao lưu văn nghệ với nhiều tiết mục đặc sắc, ấn tượng.

Xã Ea Kênh (huyện Krông Pắk) hiện có 2.972 hộ với 13.414 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Tày, Nùng chiếm 14,7% dân số toàn huyện, sống tập trung chủ yếu tại hai thôn Thanh Xuân và Thanh Bình. Từ các tỉnh phía Bắc vào định cư, người dân tộc Tày, Nùng đã mang theo điệu hát Then - đàn Tính vào vùng đất mới, trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng 49 dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk.

Việc thành lập Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng là việc làm ý nghĩa nhằm tạo không gian sinh hoạt vui tươi, lành mạnh, đưa hát Then - đàn Tính vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, có chiều sâu và tiếp tục được nhân rộng, qua đó bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng biểu diễn tiết mục đặc sắc, ấn tượng tại lễ ra mắt. Ảnh: Minh Huệ

Hát Then – đàn Tính là văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Tày, Nùng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa nhân loại. Hát Then – đàn Tính thường được hát vào các ngày Lễ lớn như: hội thi, Lễ hội cầu mưa, mừng cưới hỏi, Lễ mừng thọ… Những bài hát Then hay, những điệu nhạc Tính đã được các bậc cha ông truyền dạy, giữ gìn và bảo tồn qua bao đời nay.

Nhân dịp này, tỉnh Đắk Lắk đã tặng 10 cây đàn Tính, 10 bộ trang phục Tày, Nùng truyền thống cho Câu lạc bộ. Ảnh: Minh Huệ

Được biết, từ ngày 10 - 25/12, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức Lớp truyền dạy hát Then - đàn Tính tại huyện Krông Pắk. Lớp truyền dạy nhằm phát hiện, bồi dưỡng kịp thời những cá nhân có năng khiếu để tạo đội ngũ kế cận trong tương lai, phát triển khả năng, kỹ năng và nâng cao trình độ nghệ thuật hát Then, đàn Tính trong nhân dân trên địa bàn xã; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao