Thứ ba 22/04/2025 09:18

Đắk Lắk: Bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198

Trong thời gian 3 tháng, 85 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) sẽ tham gia lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê đê.

Ngày 17/10 tại tỉnh Đắk Lắk, Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Đỗ Hoàng Nhị - Phó Chính ủy Binh chủng Đặc công, thông tin cho biết: Trong những năm qua, Binh chủng Đặc công nói chung và Lữ đoàn Đặc công 198 nói riêng đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng địa bàn nơi đơn vị đứng chân an toàn, vững mạnh về chính trị. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đại tá Đỗ Hoàng Nhị phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Ê Đê năm 2022 của Lữ đoàn Đặc công 198.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ được đặt ra ngày càng cao, trong khi đó, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn Đặc công 198 còn hạn chế trong giao tiếp với đồng bào tại chỗ bằng tiếng Ê Đê và một số ngôn ngữ dân tộc khác. Điều này cũng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, bám nắm địa bàn của đơn vị.

Đợt này có 85 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn được bồi dưỡng các nội dung, chương trình tiếng Ê Đê do Ban nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk) biên soạn với 7 chủ đề (họ hàng, dòng tộc, buôn làng, văn hóa…), 450 tiết bao gồm học tập và thi sát hạch, kiểm tra (nghe, nói, đọc, viết) trong thời gian 3 tháng với yêu cầu đạt loại khá trở lên.

Các học viên tích cực học tập, nghiên cứu văn hóa, học kết hợp với rút kinh nghiệm thực tiễn từ địa phương nơi đơn vị đóng quân. Trong quá trình học, các học viên chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy lớp học, phấn đấu đạt loại khá trở lên.

Đại diện lãnh đạo Binh chủng Đặc công, Lữ đoàn Đặc công 198, Trung tâm GDNN-GDTX TP Buôn Ma Thuột và các học viên tại lễ khai mạc.

Ông Hà Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Buôn Ma Thuột, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có tới 49 dân tộc anh em cùng sinh sống và làm việc. Trong đó đồng bào Ê Đê chiếm trên 20% dân số. Do đó, lớp học được tổ chức sẽ giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán, giao tiếp của đồng bào Ê Đê, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa