Thứ năm 15/05/2025 02:09

Đa dạng hóa thị trường: Vấn đề sống còn cho tiêu thụ hàng nông sản

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm ước đạt 14,88 tỷ đô-la Mỹ, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trong tháng 5 đạt 2,6 tỷ đô-la Mỹ và tháng 6 giảm khá mạnh, chỉ đạt 2,2 tỷ đô-la Mỹ.

Xuất khẩu nông sản cần tránh phụ thuộc vào 1 thị trường

 - Chủ động trước những khó khăn

Đáng chú ý, hiện nay nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu, còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80 - 90%.

Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT cùng với Bộ Công Thương và các ngành liên quan, tích cực theo dõi sát sao diễn biến tình hình, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thông tin, quảng bá nông lâm thủy sản đến người tiêu dùng ngoài nước thông qua các kênh thông tin - truyền thông trong và ngoài nước; tổ chức làm việc với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan chức năng của các quốc gia nhập khẩu để ký kết thỏa thuận hợp tác, gỡ bỏ rào cản, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.

Hiện, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng cao su và nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Nhưng thị trường này không ổn định, vì vậy việc tìm kiếm thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho mặt hàng nông sản được Bộ NN&PTNT xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Bộ NN&PTNT đưa ra nhận định sẽ phải đưa ra giải pháp quyết liệt để tránh tình trạng hàng hóa khó khăn trong tiêu thụ, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu hộ nông dân cả nước.

Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường

Việc tái cơ cấu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng nông sản nói chung, đặc biệt là xuất khẩu gạo nói riêng là vấn đề mang tính sống còn hiện nay. Tuy nhiên, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam quá chú tâm vào thị trường Trung Quốc, xao lãng các thị trường truyền thống… Do đó, cần làm tốt việc xúc tiến thương mại gắn với từng thị trường để tạo lập thương hiệu cho hạt gạo có giá trị cao nhất. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho người trồng lúa, việc quan trọng là chúng ta luân canh đa dạng sản xuất nông nghiệp trên đất lúa có thể trồng các cây màu khác nhau. Để tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, trong đó tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo là một giải pháp quan trọng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ đã rà soát lại các thị trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành có liên quan làm việc với các nước, để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật cũng như vận động các nước để mở cửa thị trường. Nhiều thị trường tiềm năng đang được Bộ NN&PTNT xúc tiến thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Argentina...

Tại thị trường trong nước, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với các hiệp hội ngành hàng để làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng cố gắng cao nhất để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với sản xuất, Bộ cũng rà soát và thông tin cho các địa phương, nhân dân về tình hình thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: “Định hướng của Bộ NN&PTNT: Câu chuyện sản xuất và xuất khẩu hàng loạt các sản phẩm nông sản giá rẻ, chưa qua chế biến, số lượng nhiều, từ nay sẽ có giải pháp quyết liệt thay bằng những mặt hàng nông sản chất lượng cao, đã qua chế biến giá cao và hướng tới những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...”.

Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu cho phát triển bền vững các mặt hàng nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu và tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Bên cạnh việc mở rộng thị trường, Bộ NN&PTNT đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ nông dân một phần chi phí sản xuất và tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội để tăng tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường. Đồng thời, Bộ cũng sẽ tập trung tái cơ cấu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, cố gắng duy trì tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt mục tiêu đề ra là 3% trong năm 2014”.

Nguyễn Hạnh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao