Cuộc sống mới của người Đan Lai

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư

Người Đan Lai trước đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nghèo đói, lạc hậu. Nhưng bây giờ, cuộc sống đã đổi thay và đang tự tin hòa nhập với cộng đồng
Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 1: “Giải cứu” người Đan Lai

Điểm sáng trên những bản làng

Ông Lương Viết Tùng - Trưởng phòng dân tộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cho biết, trong tổng số 146 hộ dân tộc thiểu số Đan Lai sinh sống trên thượng nguồn Khe Khặng đến nay đã di chuyển được 64 hộ. Từ năm 2007, tại điểm tái định cư số 1, Bản Kẻ Gia, xã Thạch Ngàn, đã di chuyển 42 hộ dân trong vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát ra tái định cư và thành lập mới bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn đã ổn định sản xuất và cuộc sống cho đồng bào tái định cư. Tại điểm tái định cư số 2, từ năm 2019 Bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn đến nay đã di chuyển hoàn thành tổng cộng 35 hộ dân ra ở khu tái định cư.

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư
Người dân Đan Lai hiện nay đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm lúa nước, làm ngô...

Đến nay, cơ sở hạ tầng, tổ chức ổn định sản xuất, đời sống cho các hộ tại bản Cò Phạt, bản Búng, xã Môn Sơn. Trước đó, vào năm 2002, Huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện tổ chức lồng ghép các chương trình để hỗ trợ giống, cây con và hướng dẫn bà con trồng lúa, ngô, vừng... hỗ trợ tổ chức ổn định sản xuất, đời sống cho các hộ đồng bào Đan Lai ra ở tại 2 bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn.

Sau hai cuộc di cư lịch sử từ bản Cò Phạt và bản Khe Khặng (xã Môn Sơn) đến nơi tái định cư xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông vào năm 2008, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, đến nay cuộc sống của đồng bào Đan Lai đã bước sang trang mới. Tại các điểm tái định cư, đồng bào Đan Lai được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, cấp đất sản xuất.

Mới đây, chúng tôi có dịp đến thăm bản Cửa Rào, xã Môn Sơn. Dẫn chúng tôi vào các khu tái định cư, ông Ngân Văn Trường – Phó chủ tịch xã Môn Sơn cho biết: “Sau gần 20 năm về khu tái định cư Cửa Rào, cuộc sống của người dân Đan Lai có nhiều đổi khác. Từ 20 hộ ban đầu, đến nay, bản Cửa Rào đã có 36 hộ với 152 khẩu, cuộc sống của người dân đã ổn định, con cái được học hành đầy đủ. Sự thay đổi thể hiện không chỉ trong đời sống kinh tế mà trong cả nhận thức, tư duy. Từ lúc chỉ biết vào rừng săn thú, xuống suối bắt cá, qua gần 20 năm định cư ở bản Cửa Rào, đồng bào Đan Lai đã thành thạo trồng lúa nước, trồng ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều hộ khá lên nhờ buôn bán tạp hóa, dịch vụ máy xay xát hay đi làm công nhân ở dưới xuôi…”.

Bí thư bản Cửa Rào, xã Môn Sơn Nguyễn Văn Dần cũng chia sẻ với chúng tôi: "Trước đây, người dân có tâm lý ỷ lại, cứ chờ sự trợ cấp của Nhà nước. Việc tự trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm hay để chăm lo cho bữa ăn hàng ngày là câu chuyện xa lạ với họ. Về sau, bà con có nuôi gà, lợn nhưng cũng chỉ thả rông phó mặc cho thiên nhiên. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con trồng lúa nước, chăn nuôi...".

Ấn tượng nhất về việc đổi thay nhận thức, tập quán và ý chí vươn lên là lá đơn của những người Đan Lai xin thoát nghèo. Cách đây mấy năm, bà La Thị Nguyệt ở bản Cửa Rào xã Môn Sơn đã nộp đơn lên UBND xã xin thoát khỏi hộ nghèo. Bà Nguyệt chia sẻ, “Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều. Ra khỏi hộ nghèo rồi không còn được hỗ trợ phân bón, giống cây, không còn được cấp gạo... Nhưng tôi muốn làm gương cho con cái. Ba đứa con gái đã lấy chồng, đứa mô cũng nghèo và mình không muốn chúng cứ nghèo mãi…”.

Gia đình bà La Thị Nguyệt là điển hình làm kinh tế với mô hình chăn nuôi trâu bò và trồng lúa, ngô ở bản Cửa Rào. Người đàn bà có nước da ngăm đen, đôi mắt sáng đặc trưng của người Đan Lai cho biết: “Vẫn còn khó khăn lắm, nhưng so với trước đây, cuộc sống của bà con giờ khá hơn rất nhiều. Gia đình tôi nuôi được 5 con trâu, 4 con bò, còn thêm gà lợn, trồng được 4 sào lúa với hoa màu. Từ khi ra đây, có nhà cửa đẹp hơn, có điện, trẻ em được đi học. Mừng nhất là lớp trẻ người Đan Lai giờ tiến bộ rồi, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống, trai gái không lấy nhau quanh quẩn trong bản như trước đây mà dựng vợ, gả chồng với các dân tộc khác trên địa bàn…”.

Những người “đuổi” cái nghèo

Từ cuộc sống hái lượm, sản xuất tự nhiên, người Đan Lai đã có kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, lợn nuôi nhốt như xã Thạch Ngàn. Người dân các điểm tái định cư và ngay cả các hộ còn ở vùng lõi Pù Mát đã biết sản xuất lúa nước tăng từ 1,5 đến 3 tấn/ha. Từ khai thác lâm sản theo tự nhiên, nay đã biết trồng rừng nguyên liệu, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển kinh tế vườn như trồng rau, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…

Cuộc sống mới của người Đan Lai - Bài 2: Người Đan Lai đã an cư
Bà La Thị Nguyệt ở bản Cửa Rào xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đã nộp đơn lên UBND xã xin thoát khỏi hộ nghèo

Trưởng bản Bá Hạ xã Thạch Ngàn - ông Vi Văn Hiếu cho biết: “Trước đây, người Đan Lai quanh năm thiếu đói; phải ăn sắn, củ nâu, măng rừng… thay cơm. Nay chỉ thiếu chừng 5-6 tháng thôi”.

Theo tiếu chí nghèo đa chiều thì nhiều tiêu chí đã được cải thiện do cuộc sống của người Đan Lai đã có điện, đường, nước sinh hoạt, sóng điện thoại, học sinh được đi học…

Trao đổi với phóng viên, ông Lô Thanh Huấn - Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông cho biết, “Người Đan Lai ở các bản tái định cư, đã có 13-14 người đi xuất khẩu lao động, khoảng 30 người đi làm thuê ở các công ty ngoại tỉnh, nhiều hộ ở nhà đã biết đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập...”.

Trên con đường nhựa dẫn từ trung tâm xã Thạch Ngàn đến bản tái định cư Thạch Sơn uốn lượn quanh các dãy núi, là những vạt keo của người Đan Lai mới trồng.

Theo ông Lô Thanh Huấn, ban đầu người dân chưa quen với tập tục canh tác, nhưng nay họ đã thích nghi, biết trồng lúa nước và trồng rừng. Ở các bản làng, đời sống vật chất người Đan Lai đang từng bước được nâng lên.

Tại khu tái định cư bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn, gia đình ông La Hồng Thám đã mở cửa hàng tạp hóa buôn bán, trồng 4ha keo, chăn nuôi hơn 10 con lợn, 7 con trâu bò. Hay tại bản Bá Hạ, gia đình ông Lê Văn Điệp siêng năng, chịu khó làm ăn. Hiện ông Điệp đã có 6ha keo, 6 con lợn, 11 con trâu bò. 3 người con của ông Điệp cũng đã hết học và đi làm ăn xa. Ngay tại bản Búng, bản Cò Phạt thuộc vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát cũng đã có nhiều hộ Đan Lai mở quán bán hàng tạp hóa và thu mua măng nhập về dưới xuôi.

Hiện nay, nhiều diện tích lúa ở vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát đã cho 60 tạ/ha, ngô chừng 39-42 tạ/ha. Nhiều hộ dân Đan Lai nơi đây đã mua sắm máy cày đa chức năng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiên phong trong việc sắm máy cày phục vụ sản xuất là hộ ông La Văn Lá ở bản Cò Phạt.

Để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, ngay khi đón các hộ dân Đan Lai ở bản Cò Phạt, bản Khe Khặng về nơi định cư mới, Đảng ủy xã Thạch Ngàn đã thành lập các tổ công tác, phân công đảng viên, cán bộ đoàn thể bám cơ sở, giúp đỡ từng hộ dân ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó còn có các tổ chỉ đạo sản xuất trực tiếp hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho bà con trồng ngô, trồng lúa, trồng rau và các loại cây ăn quả tại vườn. Một số hộ còn năng động đào ao thả cá, tận dụng triền đồi trồng các loại cây, làm chuồng để nuôi gà, nuôi ngan...

Ông Hoàng Sỹ Kiện, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: “Dẫu còn khó khăn nhưng bà con Đan Lai đều nhận thấy nơi ở mới thuận tiện hơn nhiều so với nơi ở cũ, từ đường giao thông, điều kiện chăm sóc y tế đến chuyện học hành của con cái hay phát triển kinh tế. Do vậy, bà con an cư lạc nghiệp, đoàn kết, gắn bó với đồng bào các dân tộc nhằm xây dựng cuộc sống mới tại khu tái định cư”.

Cuộc sống của người Đan Lai ở các bản tái định cư thuộc xã Thạch Ngàn, Môn Sơn đã có rất nhiều đổi mới. Thậm chí, ngay tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, đời sống vật chất, tinh thần của tộc người này đã có những chuyến biến tích cực. Trong những niềm vui mới đang đến với bà con Đan Lai thì hủ tục hôn nhân cận huyết, tảo hôn đã gần như được xóa bỏ; nhiều mô hình kinh tế mới đã hình thành, trẻ con được học tập đầy đủ, nhiều người Đan Lai cũng đã đi ra khỏi rừng để trở thành những công nhân.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động