Thứ ba 22/04/2025 12:35
Phòng, chống dịch COVID-19 vùng DTTS và miền núi:

Công tác tuyên truyền giữ vai trò quan trọng

Song song với công tác tuyên truyền sâu, rộng, sử dụng hình ảnh trực quan, sinh động… việc cấp phát khẩu trang, xà phòng rửa tay, gạo cứu đói là hết sức cần thiết lúc này để đồng bào an lòng và quyết tâm không để dịch COVID-19 lây lan vào bản, làng.

Chủ động tuyên truyền sâu rộng

Báo cáo của 47/51 tỉnh, thành phố vùng DTTS và miền núi, cho thấy: Hết ngày 30/3/2020, đã có 4 người người DTTS dương tính với COVID-19, trong đó 1 người dân tộc Sán Dìu ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (đã khỏi bệnh), 3 người dân tộc Chăm (2 người ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận – đã khỏi bệnh), 1 người ở tại phường 1, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị hướng dẫn, chia sẻ thông tin, cách thức phòng, chống dịch COVID-19

Đến nay, đã có 711 người DTTS/1.042 người thực hiện cách ly tại nhà thuộc 4 tỉnh (Điện Biên, Ninh Thuận, Trà Vinh, An Giang), trong đó, có hơn 700 người đồng bào Chăm ở thôn Văn Lâm 3 (tỉnh Ninh Thuận); 550 người DTTS/2.583 người của 7 tỉnh (Cao Bằng, Lai Châu, Ninh Thuận, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở, trung tâm y tế; 5.343 người DTTS/5.865 người trên địa bàn 4 tỉnh (Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, riêng tỉnh Ninh Thuận là 5.071 người) đến từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng dịch hiện đang sinh sống tại địa phương cần giám sát y tế...

Nhằm giúp bà con cập nhật thông tin, hiểu đúng về tình hình dịch bệnh, cũng như mức độ nguy hiểm của vi rút Corona đối với mỗi người và cộng đồng; ngay từ khi dịch mới bùng phát, Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trong việc thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch trên địa bàn vùng DTTS và miền núi. Trong đó, 19 báo, tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg; Ban phát thanh 12 tiếng dân tộc (VOV4) của Đài Tiếng nói Việt Nam; Kênh Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) của Đài Truyền hình Việt Nam... đã liên tục đăng tải hàng nghìn bài viết, các chương trình thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch; các quy định về cách ly, theo dõi đối với các đối tượng nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch, ảnh hưởng của dịch đến đời sống xã hội...

Quan tâm hơn đến đồng bào ở vùng có nguy cơ cao

Nhờ thông tin kịp thời, đa dạng của các cơ quan báo chí, cộng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, các đoàn thể, các đồn biên phòng đóng quân trên các xã biên giới... bà con các DTTS đều đã biết và dần dần có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Tại nhiều thôn, bản đã xuất hiện những cá nhân gương mẫu đi đầu tuyên truyền, vận động người đi cách ly; có cả những người sẵn sàng nhường cơm xẻ áo giúp đỡ những gia đình có người thân đang phải cách ly...

Thực tế, đồng bào DTTS đi lao động qua biên giới do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trở về địa phương, chủ yếu là lao động phổ thông, buôn bán nhỏ tại cửa khẩu và khu vực biên giới, nhiều người thuộc hộ nghèo, không có việc làm, ảnh hưởng lớn đến đời sống. Chính vì vậy, UBDT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cấp gạo không thu tiền để hỗ trợ đồng bào ở những nơi thiếu đói giáp hạt. Cùng với đó, đề nghị Bộ Y tế tham mưu Thủ tướng Chính phủ có cơ chế trước mắt phục hồi, sử dụng hệ thống nhân viên y tế thôn, bản, động viên đội ngũ này tham gia công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn về y tế dự phòng, góp phần chăm sóc sức khỏe bà con vùng DTTS và miền núi.

Đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền đối với đồng bào DTTS, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh lưu ý, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc có tính đặc thù riêng. Vì vậy, rất cần phát huy vai trò của 30.000 người có uy tín trong đồng bào DTTS, bằng cách tập huấn, hướng dẫn, cung cấp tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, băng đĩa, các trang bị y tế cơ bản để người có uy tín có thể tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng với các hình ảnh trực quan sinh động (cụm pano, áp phích tại các trung tâm thôn, bản, tờ rơi, tờ gấp), Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh cũng cho rằng, cần có thêm nhiều hơn nữa hoạt động cấp phát xà phòng rửa tay, khẩu trang và hướng dẫn sử dụng cho các hộ đồng bào DTTS ở những nơi có nguy cơ mắc dịch. Thăm khám y tế và cấp phát một số loại thuốc thiết yếu thông thường nhằm tăng cường sức đề kháng cho người dân, nhất là đối với người già, trẻ em, người nghèo...

P.V

Tin cùng chuyên mục

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa