Thứ sáu 25/04/2025 20:06

Công tác giảm nghèo năm 2020: Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1 - 1,5%

Ngày 4/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 758/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Cải thiện sinh kế, tăng thu nhập

Năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định việc hoàn thành mục tiêu về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Đây cũng là năm cả nước tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Các chương trình giảm nghèo tạo nên diện mạo mới cho nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi

Theo đó, mục tiêu của Chương trình công tác giảm nghèo năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo DTTS giảm 3 - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo DTTS tăng gấp 2 lần).

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra, Chương trình hướng tới việc triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong đó, tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền để huy động tối đa nguồn lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, sự đồng tâm hiệp lực và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân trong công tác giảm nghèo. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, giám sát tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách địa phương; nắm bắt việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân về chương trình, chính sách giảm nghèo…

Quan tâm đặc biệt đến vùng DTTS và miền núi

So với kết quả giảm nghèo chung của cả nước, tình trạng hộ nghèo và cận nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là tình trạng nghèo của người DTTS hiện vẫn đang là một thách thức lớn. Tính đến năm 2019, tỷ lệ dân số là người DTTS chiếm 14,7% dân số cả nước, nhưng số hộ nghèo DTTS chiếm tới 57,16% hộ nghèo cả nước. Trong đó, vùng miền núi Đông Bắc trên 304.000 hộ; vùng miền núi Tây Bắc trên 192.000 hộ; vùng Bắc Trung Bộ gần 98.000 hộ, vùng Duyên hải miền Trung trên 72.000 hộ; vùng Tây Nguyên trên 129.000 hộ, vùng Đông Nam Bộ trên 9.000 hộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên 55.000 hộ…

Với số hộ nghèo lớn như vậy, thời gian qua, công tác giảm nghèo vùng DTTS và miền núi được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hai chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình 135 và Xây dựng Nông thôn mới) hiện vẫn đang được triển khai, với đối tượng thụ hưởng phần lớn là người DTTS và các địa phương vùng miền núi. Để tạo nên những chuyển biến lớn trong công tác giảm nghèo vùng DTTS và miền núi, mục tiêu tỷ lệ giảm hộ nghèo, tăng thu nhập đối với khu vực DTTS trong năm 2020 cũng được Chương trình công tác giảm nghèo đặt mục tiêu cao hơn với nguồn lực tập trung hơn. Đây tiếp tục là cơ hội để ngày càng có thêm nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo và có đời sống ổn định nhờ sinh kế bền vững.

Đặc biệt, về lâu dài, để giải quyết tình trạng tỷ lệ hộ nghèo người DTTS cao như hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét “Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Hy vọng, với những giải pháp đột phá và nguồn đầu tư đủ mạnh dành cho chính sách giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế - xã hội; khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và đồng bằng, giữa người DTTS và người dân tộc sẽ sớm được thu hẹp.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Hộ nghèo

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới