Thứ tư 27/11/2024 04:35
Mường Lay

Chuyển đổi sản xuất thành công nhờ nguồn vốn chính sách

Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc của tỉnh Điện Biên, đây có lẽ là thị xã nhỏ nhất cả nước với diện tích khoảng 12.000 héc-ta, dân số gần 20.000 người, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số. Diện tích đất sản xuất ở Mường Lay không nhiều, có độ dốc cao, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của người dân.
Gia đình chị Khoàng Thị Xem ở bản Ho Cang, xã Lay Nưa vay 50 triệu đồng cải tạo ruộng bạc màu sang nuôi cá giống và cá thịt cho hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm qua, nguồn vốn chính sách đã đồng hành vượt khó cùng đồng bào Mường Lay. “Những đồng vốn nhỏ đã tạo nên cơ đồ” - là câu nói của bà con nơi đây. Anh Lò Văn Trường - 15 năm làm tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn bản Ho Cang, xã Lay Nưa - cho biết, tổ anh có 38 hội viên, dư nợ hơn 1,2 tỷ đồng, các hộ vay vốn đa số đầu tư nuôi trâu sinh sản, lợn nái, lợn thịt…

Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ phát triển kinh tế, nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Điển hình là gia đình anh Lò Văn Tuyên, năm 2012 vay 30 triệu đồng đầu tư nuôi lợn. Với sự chịu khó, chăm sóc đúng kỹ thuật nên năm nào anh cũng bán được 2 - 3 lứa lợn. Sau 3 năm, những đàn lợn đã giúp gia đình anh thoát nghèo, làm được nhà mới, cuộc sống ổn định. Còn hộ gia đình anh Khoàng Văn Phính vay 50 triệu đồng mua trâu sinh sản, từ 2 con nghé ban đầu, đến thời hạn trả ngân hàng đàn trâu nhà anh đã tăng lên 4 - 5 con, nhờ đó gia đình anh đã trả hết nợ và còn có tiền gửi tiết kiệm.

Sau nhiều năm tái định cư, cái khó nhất của đồng bào Mường Lay là đất sản xuất ít, nhiều diện tích đất dành cho cây lúa lại không phù hợp, cho năng suất kém, nên việc chuyển đổi phương thức sản xuất là cần thiết. Nhưng cái khó của bà con là vốn. Rồi những đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã đến, nhiều hộ đã chuyển đổi sản xuất thành công nhờ nguồn vốn ưu đãi. Gia đình anh Lò Văn Tắn và chị Khoàng Thị Xem ở bản Ho Cang, xã Lay Nưa đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng đầu tư cải tạo hơn 2 sào đất trồng lúa kém hiệu quả thành ao nuôi cá thịt và cá giống, mỗi năm trừ chi phí cũng lãi vài chục triệu đồng. Có vốn, anh chị mở thêm đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi. Gia đình anh chị là một trong những gia đình sử dụng tốt vốn vay ưu đãi, là điểm sáng làm kinh tế trong bản.

Chị Lù Thị Thu, dân tộc Thái ở bản Bắc, xã Lay Nưa sử dụng vốn vay làm bánh đặc sản Khẩu xén

Với 30 triệu đồng, gia đình chị Lù Thị Thu, ở bản Bắc, xã Lay Nưa mua được 1 con trâu sinh sản, 4 con lợn nái, còn vốn gia đình mua máy làm bánh Khẩu xén, là loại bánh đặc sản của đồng bào dân tộc Thái được làm từ bột sắn hoặc gạo. Chị Thu cho biết, tái định cư về đây không có nhiều đất sản xuất, được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị đã mua con trâu để phục vụ sản xuất. Những lúc nhàn rỗi, gia đình chị còn làm bánh Khẩu xén bán cho bà con trong vùng và các tỉnh lân cận, tăng thêm thu nhập.

Tính đến hết tháng 4/2017, trên địa bàn thị xã Mường Lay còn 1.878 hộ là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, trong đó hộ nghèo là 342 hộ; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là 365 hộ… Nhờ các chương trình cho vay ưu đãi, Mường Lay đã có hàng trăm hộ thoát nghèo, hàng ngàn lao động có thêm việc làm, tác động tích cực đến mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 5 đến 10% ở địa phương.

Trần Việt

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số