Chương trình 135: Hiệu quả lớn từ những kinh nghiệm hay
Quảng Ninh - Chủ động trong công tác tham mưu
Những năm qua, trên cơ sở chủ trương, chính sách, chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất, tham mưu UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án 196 đưa các xã, thôn của tỉnh Quảng Ninh ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Đề án 196 có tổng kinh phí là 1.695,773 tỷđồng (trung bình 14 tỷđồng/xã). Trong đó, quan điểm thực hiện đề án là: Tỉnh tập trung hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp; cấp huyện trực tiếp chỉ đạo, cấp xã trực tiếp thực hiện; thôn bản đoàn kết đồng lòng, người dân tích cực sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷlại và phải thực sự là chủ thể của đề án.
Anh Nguyễn Văn Hậu (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) phát triển chăn nuôi nhờ nguồn vốn 135 |
Để đề án đi vào đời sống, với vai trò của mình, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất ưu tiên tập trung với vùng ĐBKK, tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn. Từ đó, huy động được sự vào cuộc với trách nhiệm và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị.
Sau 3 năm triển khai Đề án 196, đến nay Chương trình 135 của Quảng Ninh đã về đích sớm hơn so với lộ trình ban đầu được phê duyệt. Tỷlệ hộ nghèo, cận nghèo tại các xã, thôn ĐBKK giảm 2 lần so với cuối năm 2015, riêng tỷlệ hộ nghèo giảm 3 lần, tỷlệ hộ DTTS nghèo giảm 2 lần. Đặc biệt các hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo, cận nghèo tại địa bàn xã, thôn ĐBKK đã có những chuyển biến tích cực về ý thức vươn lên thoát nghèo. Hiện tỉnh Quảng Ninh đã có 500 hộ tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo khi đủ điều kiện.
Nghệ An- ưu tiên đào tạo cánbộ cấp huyện, cấp xã
Là cơ quan chủ trì Chương trình 135 cấp tỉnh, những năm qua, Ban Dân tộc Nghệ An đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành nhiều quyết định liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi của Nghệ An. Với những cố gắng này, thu nhập bình quân và số hộ nghèo của Nghệ An giảm đi trông thấy – hiện chỉ còn 15% hộ nghèo, trong khi năm 2016 là 24,4%. Quá trình triển khai Chương trình 135, 100% các xã khu vực II và hơn 80% các xã khu vực III của Nghệ An đã làm chủ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt, Ban Dân tộc Nghệ An đã tham mưu UBDT tỉnh Nghệ An thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành thanh tra 39 công trình, phát hiện các sai phạm với số tiền hơn 274 triệu đồng; thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra 103 công trình, phát hiện sai phạm hơn 513 triệu đồng. Sau thanh tra, kiểm tra đã xử lý và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, đồng thời giúp các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục kịp thời những sai sót, tồn tại. Bình quân mỗi công trình bị thu hồi 5 triệu đồng.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn, để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các Chương trình 135, ông Lương Thanh Hải – Trưởng Ban Dân tộc Nghệ An nhấn mạnh: Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành thống nhất, quyết liệt ở các cấp ủy chính quyền địa phương; cần phân công trách nhiệm cụ thể đối với các sở, ngành có liên quan để đảm bảo lồng ghép chính sách và nguồn lực. Đi đôi với thực hiện nghiêm túc việc phân cấp cho xã trong làm chủ đầu tư, công tác theo dõi, giám sát, đánh giá cần được chú trọng và tăng cường - Đây phải được coi là hoạt động thường xuyên và phải có phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cơ quan, sở, ban ngành và từng cấp. “Bên cạnh việc công khai, minh bạch trong quátrình sử dụng vàphân bổnguồn lực, cần tăng cường sựtham gia của cộng đồng để phát huy nỗ lực vươn lên, khuyến khích sựchủđộng tham gia của người dân. Đặc biệt, cần ưu tiên đào tạo kỹ năng lập kếhoạch, lập dựán, thẩm định dựán, quản lý tài chính, các kỹ năng về mua sắm đấu thầu vàgiám sát việc triển khai thực hiện các dựán… cho cán bộcấp huyện, cấp xã – bởi đây sẽ lànhững người trực tiếp đảm đương vàhướng dẫn người dân triển khai các chính sách, dựán” – ông Lương Thanh Hải chia sẻ.