Thứ năm 15/05/2025 09:36

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang diễn ra thân mật, ấm cúng tại Phủ Chủ tịch vào sáng ngày 17/5.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước luôn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi.

Với Tuyên Quang, đồng bào, cán bộ chiến sĩ các dân tộc không những đồng cam cộng khổ trong trong hai cuộc kháng chiến, mà còn có nhiều cống hiến trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Trong đó, đóng góp cho thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự của Tuyên Quang có sự tham gia tích cực của 1.119 người có uy tín trên địa bàn - những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua, hạt nhân của sự đoàn kết, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào tiếp tục nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng

Nhắc lại đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "các già làng, trưởng bản, người có uy tín là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang tiếp tục nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng.

Bên cạnh đó, để người có uy tín phát huy mạnh nhất vai trò nhân tố tích cực trong các phong trào của địa phương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ban, ngành và địa phương khắc phục tồn tại, hạn chế; bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người có uy tín.

Cụ thể hơn, với tỉnh Tuyên Quang, địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 56,7%, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống, Chủ tịch nước yêu cầu các cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang phải thật sự gần dân, hiểu dân, hết lòng phụng sự nhân dân. Tạo mọi điều kiện để bà con vươn lên làm giàu chính đáng; quan tâm đào tạo, động viên, khuyến khích cán bộ là người có uy tín tham gia các hoạt động của địa phương; song hành với đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí cho đồng bào; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao