CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
LIVE: Tọa đàm ‘FTA Index: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro từ các FTA’
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3
Tiêu điểm
Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel
Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun
Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi
Trợ lực cho các doanh nghiệp nữ xuất khẩu sang thị trường châu Âu qua nền tảng Alibaba.com
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực
Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó
Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Ngày 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra và với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tổng kết Nghị quyết số 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn
Phát biểu bế mạc Hội nghị, khái quát kết quả đạt được, một số công việc cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng", Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở; quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết số 18 và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị trong quý I/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, quá trình thực hiện phải bám sát các nguyên tắc của Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật và thực tiễn đặt ra; quán triệt và thực hiện xuyên suốt các yêu cầu có tính nguyên tắc, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả cơ chế tổng quát Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Thông qua cải cách tổ chức bộ máy để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội dựa trên cơ chế tổng quát này.
Việc tổng kết phải được tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, việc tổng kết phải được tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị; triển khai thực hiện khẩn trương nhưng đảm bảo thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, từ các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, cơ chế vận hành, trách nhiệm cụ thể trên cơ sở tính Đảng, tính hợp lý, tính hợp pháp, bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; chia cắt về địa bàn, lĩnh vực.
Các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu cũng phải rà soát để đề xuất lại, kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, cải cách tổ chức bộ máy phải gắn liền với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia và xã hội hóa các dịch vụ công.
Thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ thực chất vì việc tìm người trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được; có cơ chế hữu hiệu sàng lọc đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; có chính sách thu hút, sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu cần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Cùng với việc tổng kết và đề xuất mô hình tổ chức mới, phải chủ động rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật đảm bảo đồng bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, quy định của Đảng cho thống nhất điều chỉnh kịp thời các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế trong công tác trên từng lĩnh vực.
Cùng với đó là tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ phải gắn với bảo đảm thực hiện tốt, đồng thời cả hai nhiệm vụ quan trọng, tăng tốc bứt phá để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024, năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Đại hội các cấp và Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư nêu rõ yêu cầu bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Trên cơ sở nguyên tắc đã nêu trên và định hướng của Bộ Chính trị cũng đã được Trung ương thống nhất, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cụ thể việc tinh gọn các ban đảng, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, chủ động nghiên cứu mô hình bên trong từng cơ quan sau khi sáp nhập, hợp nhất; chuẩn bị phương án nhân sự và rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức bộ máy mới để đảm bảo đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngay.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu, đặc biệt là các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng cần xác định quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, gương mẫu chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ các ban, bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách.
"Nhiệm vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong từng tổ chức. Do đó, đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Quá trình thực hiện cần theo dõi để phát hiện, nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả, uốn nắn và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo việc triển khai theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đã đề ra", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội; Ban cán sự đảng Chính phủ; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đảng đoàn, tổ chức chính trị xã hội; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đảng đoàn, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, đề xuất sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi lĩnh vực lãnh đạo, quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn theo thẩm quyền về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Cùng với đó, xây dựng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của cấp ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức sau khi đã sắp xếp; ban hành các quy định về chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý bị tác động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức Đảng làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân về chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ, tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới.
Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế có liên quan của Đảng; phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị tổ chức sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thuộc quyền quản lý; xây dựng Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 và phương án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Thống nhất cao với chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Công việc này cần được thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện đồng bộ hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay, Trung ương đã cho ý kiến thống nhất với đề xuất của Bộ Chính trị về giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh lãnh đạo một số cơ quan nhà nước, thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực, xử lý nghiêm các vi phạm trên các nguyên tắc có sai phạm thì phải có kết luận xử lý, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhấn mạnh yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới là rất nặng nề, khó khăn và khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng phát huy cao độ, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Cà Mau: Quản lý thị trường kiểm tra 70 vụ việc liên quan đến xăng dầu
Ngày 25/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa cho biết từ đầu năm đến nay các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đã kiểm tra 70 vụ, trong đó đã phát hiện vi phạm 6 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 30.500.000 đồng.
Với các hành vi vi phạm như: Không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định; Không đăng ký thời gian bán hàng của Cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cục Quản lý thị trường tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh xăng dầu; phối hợp, kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn; chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc giám sát, quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu, tăng cường quản lý, kiểm tra đột xuất về lĩnh vực xăng dầu.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Hỏa lực Nga ‘bao trùm’ Sumy, Kharkiv; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Oreshnik
Nga điều gần 60.000 quân, giành lại 40% lãnh thổ Ukraine chiếm đóng ở Kursk
Ngày 24/11, theo hãng thông tấn TASS, quân đội Ukraine thừa nhận đã mất 40% lãnh thổ mà họ kiểm soát ở tỉnh Kursk, Nga, sau một cuộc phản công mạnh mẽ của Moscow. Cuộc tấn công này bắt nguồn từ tháng 8/2024, khi Kiev tiến hành một cuộc đột kích nhằm giảm áp lực từ các cuộc tấn công của Nga tại miền Đông và Đông Bắc Ukraine.
Xe tăng Nga nã pháo ở Kursk. Ảnh: TASS |
Đáp trả, Nga đã điều động 59.000 binh sĩ tới Kursk, triển khai một chiến lược phản công quy mô lớn. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của Ukraine dường như không đạt được hiệu quả mong muốn khi các cuộc tấn công từ phía Nga vẫn gia tăng cả về cường độ lẫn phạm vi.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã kiểm soát thành công khu định cư Novodmytrivka thuộc vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Đây là một trong tám địa điểm đang diễn ra giao tranh ác liệt. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, lực lượng Nga hiện tiến sâu khoảng 200-300m mỗi ngày, đặc biệt gần khu vực chiến lược Kurakhove. Ngoài ra, Nga còn đạt được những lợi thế đáng kể xung quanh thị trấn Pokrovska.
Trong bối cảnh leo thang xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm chiến đấu đối với tên lửa siêu thanh Oreshnik. Loại vũ khí này đã được sử dụng trong một cuộc tấn công vào Ukraine hôm 21/11. Theo các chuyên gia quân sự, Oreshnik có khả năng bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, với tầm bắn lên đến 5.500km, biến nó thành một mối đe dọa lớn đối với bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực.
Hiện, Ukraine đang khẩn trương tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh, đặc biệt là các hệ thống phòng không hiện đại, nhằm đối phó với khả năng tấn công siêu thanh từ Oreshnik của Nga. Đây được xem là thách thức lớn trong bối cảnh nguồn lực quốc phòng của Ukraine đang chịu nhiều áp lực từ cuộc chiến kéo dài.
Moscow ‘vây ép’ toàn mặt trận, sắp đột phá phòng tuyến Nam Donetsk
Ngày 24/11, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các nhóm chiến đấu của mình đã mở rộng tấn công trên diện rộng, nhằm vào 149 căn cứ quân sự của Ukraine. Hãng thông tấn TASS dẫn lời, các đơn vị chiến đấu của Nga đang áp đảo các tuyến phòng thủ Ukraine tại nhiều mặt trận, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho đối phương.
Nhóm Trung tâm đẩy lùi 10 cuộc phản công, khiến Ukraine thiệt hại 380 binh sĩ, 1 xe chiến đấu bọc thép MaxxPro, 2 xe cơ giới, 1 khẩu pháo D-20, 2 lựu pháo và 1 pháo tự hành Gvozdika. Nhóm Đông loại bỏ 145 binh sĩ Ukraine cùng nhiều vũ khí hạng nặng chỉ trong 24 giờ. Nhóm Bắc và Dnepr gây tổn thất 80 binh sĩ tại khu vực tác chiến. Nhóm Nam gây ra tới 500 thương vong, phá hủy 3 phương tiện, 1 pháo 152mm, 1 pháo 1L-119 và 2 kho đạn. Nhóm Tây hoạt động tại Kharkiv và Donetsk, gây hơn 440 thương vong cho lực lượng Ukraine.
Tại tỉnh Kursk, khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine, hơn 260 binh sĩ Ukraine đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong ngày qua. Căng thẳng đang gia tăng khi lực lượng Nga được cho là đang tập trung sức mạnh để mở một cuộc đột phá chiến lược ở miền Nam tỉnh Donetsk. Ông Vladyslav Voloshyn, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền Nam Ukraine, cảnh báo về khả năng Nga tấn công vào khu vực giáp ranh giữa Donetsk và Dnipropetrovsk.
Theo ông, Velyka Novosilka – một khu định cư lớn và quan trọng sẽ là mục tiêu chính của Nga. Đồng thời, quân đội Moscow cũng đang chuẩn bị tấn công các thành phố Orikhiv và Huliaipole ở Zaporizhia. Hoạt động trinh sát trên không bằng UAV và việc tập trung đạn dược cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Nga cho chiến dịch mới này.
Trước nguy cơ leo thang, Ukraine đã xây dựng các công sự kiên cố xung quanh khu vực Zaporizhia. Tờ Economist ngày 24/11 đưa tin rằng quân đội Ukraine đang chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công “bất kỳ ngày nào”.
Hỏa lực Nga ‘bao trùm’ Sumy và Kharkiv, 122 cuộc đụng độ diễn ra trong 24h
Theo The Kyiv Independent, ngày 24/11, xung đột tại Ukraine tiếp tục leo thang với cường độ đáng báo động khi Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ghi nhận 122 cuộc giao tranh dữ dội trên toàn tuyến đầu. Trong đó, thành phố Kurakhove (tỉnh Donetsk) trở thành tâm điểm với 34 trận đánh khốc liệt chỉ trong 24 giờ qua, làm nổi bật sự gia tăng áp lực từ lực lượng Nga.
Binh sĩ Nga tấn công bằng hoả lực và pháo binh vào các lực lượng Ukraine. Ảnh: TASS |
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, các khu vực ở tỉnh Sumy và Chernihiv đã phải hứng chịu hàng loạt đợt pháo kích và súng cối từ quân đội Nga. Các cộng đồng như Solianyky, Khrinivka, Basivka, Zhuravka, Novenke, Oleksandriia, Volfyne, Obody và Tymofiivka đều trở thành mục tiêu bắn phá. Thiệt hại tại các địa phương này chưa được thống kê đầy đủ, nhưng sự khốc liệt của giao tranh khiến tình hình nhân đạo ở đây ngày càng đáng lo ngại.
Tại tỉnh Kharkiv, Nga tăng cường tấn công gần các khu định cư Tykhe và Vovchansk, đồng thời thực hiện 8 cuộc không kích vào khu vực Kupiansk. Thành phố chiến lược này đang trở thành tâm điểm của những nỗ lực nhằm kiểm soát miền Đông Ukraine, với các đợt tấn công không ngừng nghỉ làm gia tăng áp lực lên lực lượng phòng thủ Ukraine.
Ở tỉnh Donetsk, các khu vực như Lyman, Kramatorsk, Toretsk và Pokrovsk chứng kiến giao tranh ác liệt. Hướng Lyman, Nga thực hiện 19 cuộc tấn công gần các khu vực Druzheliubivka, Hrekivka, Novoyehorivka, Terny, Yampolivka, Torske và Serebrianka, đẩy lực lượng phòng thủ Ukraine vào thế chống trả quyết liệt. Tại Kramatorsk, quân Ukraine kháng cự mạnh mẽ, đẩy lùi 4 cuộc tấn công gần các làng Chasiv Yar và Stupochky. Toretsk ghi nhận 6 đợt tấn công từ phía Nga.
Pokrovsk là một trong những mặt trận khốc liệt nhất với 16 nỗ lực tấn công từ Nga nhằm chiếm các vị trí gần các khu định cư Myroliubivka, Promin, Lysivka, Hryhorivka, Dachenske, Pustynka và Chumatske. Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi thành công 12 cuộc tấn công tại đây.
Với 34 trận giao tranh diễn ra chỉ trong vòng một ngày, Kurakhove trở thành chiến trường khốc liệt nhất. Cả hai bên đều đưa vào đây lực lượng tinh nhuệ nhằm giành quyền kiểm soát một trong những thành trì quan trọng của khu vực Donetsk.
Tổng thống Zelensky: Gửi thông điệp ‘cứng rắn’, tuyên bố đủ khả năng đối phó với tên lửa Nga
Theo Ukrinform, trong bài phát biểu tối 24/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi đi thông điệp đầy thách thức tới Nga, khẳng định cộng đồng quốc tế sở hữu năng lực đối phó với những loại tên lửa tối tân mà Moscow đang sử dụng để leo thang chiến tranh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP |
Nga gần đây đã phóng thử tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới mang tên Oreshnik, loại vũ khí được Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là "bất khả xâm phạm" trước mọi hệ thống phòng không hiện có. Với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và khả năng tấn công chính xác vào mục tiêu cách xa tới 5.500km, Oreshnik được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công cực kỳ chính xác, trở thành mối đe dọa mới trên chiến trường.
Ngày 21/11, tên lửa này đã được phóng vào một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại thành phố Dnipro, gây ra lo ngại sâu sắc về bước leo thang mới trong chiến dịch quân sự của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky tự tin rằng, “thế giới có các hệ thống phòng không đủ sức chống lại mối đe dọa này”. Ông tiết lộ rằng Cơ quan An ninh Ukraine và Bộ Nội vụ đang hợp tác với các chuyên gia quốc tế để phân tích các mảnh vỡ của Oreshnik, thu thập thông tin chi tiết và tìm cách đối phó.
“Chúng tôi đang cùng các đối tác xây dựng phản ứng toàn diện trước bước leo thang này. Nga cần hiểu rằng mọi hành động mở rộng chiến tranh đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho chính họ”, ông Zelensky tuyên bố mạnh mẽ.
Trong khi Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng “không gì có thể chặn đứng Oreshnik”, Tổng thống Ukraine Zelensky tin rằng sự đoàn kết và công nghệ của thế giới sẽ là chìa khóa để đối phó với loại vũ khí hủy diệt này. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tập trung nguồn lực vào việc phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ hiện đại, nhấn mạnh: “Nga không thể tiếp tục mở rộng chiến tranh mà không phải trả giá”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình trước Quốc hội, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi).
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia góp ý rất thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết đối với dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau phiên thảo luận ở Tổ ngày 8/11, chúng tôi đã nhận được 54 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) bởi đây được xem là một ngành công nghiệp có tính nền tảng cho mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Xung quanh con người bây giờ ở đâu cũng có hóa chất, hóa chất hội tụ phục vụ và bủa vây, vì thế, rất cần phải ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi). Các đại biểu cũng đã đánh giá cao về sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất”, “Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”; “Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài”.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo đã thực hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ trình Quốc hội là: Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm giảm bớt nguồn lực quản lý và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; không làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Được sự thống nhất, đồng hành của cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ Công Thương đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tại phiên thảo luận, đã có 12 lượt ý kiến tiếp tục góp ý vào dự thảo Luật, để làm rõ thêm một số vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội gợi ý và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập đến 7 nhóm vấn đề.
Một là, về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, áp dụng pháp luật, cơ quan soạn thảo cho rằng tên gọi Luật Hóa chất (sửa đổi) là phù hợp, kế thừa, phát triển Luật Hóa chất hiện hành và bao quát đầy đủ nội dung 4 chính sách dự thảo Luật cũng như phù hợp với Nghị quyết số 41/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng pháp luật, bảo đảm bao hàm đầy đủ nội dung, và quán triệt chủ trương của Đảng, phù hợp thông lệ quốc tế không phát sinh những mâu thuẫn chồng chéo, xung đột với các luật khác có liên quan.
Hai là, về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Các chính sách trong lĩnh vực hóa chất tại dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất (nêu tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII; Kết luận số 36-KL/TW và Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng).
"Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung, làm rõ các giải pháp để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào dự thảo Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp |
Ba là, về phát triển công nghiệp hóa chất: Để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng (trong đó có công nghiệp hóa chất), cần thiết phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ và khả thi để thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất, bởi vì hóa chất ngày càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng với mọi nền kinh tế, góp phần hướng tới nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Theo đó, dự thảo Luật giữ nguyên các hình thức ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, chỉ điều chỉnh quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.
“Tiếp thu ý kiến của đại biểu, trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ về mối quan hệ giữa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất với hệ thống Quy hoạch quốc gia; làm rõ đối tượng và chính sách ưu đãi đầu tư chính sách huy động các nguồn lực xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước quan tâm đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Bốn là, về quản lý hoạt động hóa chất, nhất là hóa chất độc hại, cần kiểm soát đặc biệt. Để tăng cường quản lý hóa chất độc hại, kiểm soát rủi ro mất an toàn, an ninh từ hóa chất, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay, cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) một số quy định.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời, từ khi hóa chất được tạo ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, đến khi lưu thông, sử dụng và xử lý. Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định quản lý các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hóa chất với mức độ chặt chẽ khác nhau, nhằm bảo đảm phù hợp với từng danh mục hóa chất, an toàn trong sản xuất, sử dụng hóa chất, bảo đảm an toàn cho môi trường.
Thứ hai, bổ sung biện pháp tiền kiểm đối với hoạt động nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, thay vì việc doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai báo hóa chất tự động như hiện nay, đồng thời, đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm để nâng cao mức răn đe.
Thứ ba, bổ sung quy định về áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc kiểm soát hoạt động mua, bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm giám sát toàn bộ đường đi của hóa chất từ nhà sản xuất, nhập khẩu đến người sử dụng cuối cùng.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương, cho các bộ, ngành trong việc: Quản lý đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ tồn trữ, vận chuyển hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh, tránh thất thoát hóa chất hoặc sử dụng không đúng mục đích; thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, nhất là sự cố cháy nổ như nhiều đại biểu quan tâm.
Thứ năm, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cần kiểm soát đặc biệt phải đăng ký mục đích, nhu cầu sử dụng hóa chất trên cơ sở dữ liệu nhằm thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc hóa chất bị sử dụng sai mục đích.
Thứ sáu, vì là độc hại cho nên cần quy định rất cụ thể về sản xuất, tồn trữ hóa chất độc hại phải xa khu dân cư và có cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với loại hóa chất này trong quá trình sử dụng cũng như lưu thông.
Như vậy, so với Luật Hóa chất hiện hành, Luật Hóa chất (sửa đổi) đã đồng bộ hoá với các quy định để siết chặt, tăng cường quản lý hoạt động hóa chất trong toàn bộ vòng đời, đặc biệt là đối với hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; tăng cường phân cấp, phân quyền, chia sẻ cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý ở Trung ương và địa phương.
Thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý các lĩnh vực sử dụng hóa chất tiếp tục nghiên cứu, đánh giá rủi ro có thể phát sinh từ khâu sử dụng và đánh giá chi tiết tác động chính sách để đề xuất các giải pháp, quy định quản lý các loại hóa chất độc hại, hóa chất đặc biệt nguy hiểm, bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả.
Năm là, về vấn đề hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa và an toàn hóa chất, Bộ trưởng nêu rõ, ý kiến của các đại biểu về nội dung này chủ yếu tập trung đánh giá sự phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực thi của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước sau khi Luật được ban hành. Các vấn đề này đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng dự thảo Luật và sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để trình các đại biểu Quốc hội.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung nêu trên, nhất là vấn đề chia sẻ dữ liệu để làm tốt công tác quản lý và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.
Sáu là, về quản lý nhà nước về hóa chất, theo Bộ trưởng, với tính đa dụng, hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, do đó một loại hóa chất có thể có nhiều Bộ, ngành cùng quản lý tùy theo mục đích sử dụng. Áp dụng triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật đã quy định rõ trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành, địa phương và đơn vị chức năng.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và tính ổn định, lâu dài của Luật, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng chỉ đưa vào Luật những điều khoản, quy định thuộc thẩm quyền của Quốc hội; những nội dung chi tiết sẽ giao Chính phủ quy định; đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá quy định trách nhiệm quản lý rõ ràng của các cơ quan quản lý trong sản xuất, vận chuyển, tồn trữ hóa chất và tiếp tục rà soát, đánh giá nguồn lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương và địa phương để bảo đảm việc phân cấp và thực hiện quyền phân cấp một cách hiệu quả.
Bảy là, về thủ tục hành chính (TTHC), điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng nêu rõ, dự thảo Luật quy định 12 nhóm TTHC, trong đó phát sinh 4 nhóm TTHC mới, nhưng đồng thời bãi bỏ 9 nhóm TTHC hiện hành. Như vậy, số TTHC trong lĩnh vực hóa chất sẽ giảm đi 5 nhóm so với quy định hiện nay. Các TTHC tại dự thảo Luật được nghiên cứu, xây dựng theo hướng tuân thủ triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời, đơn giản hóa quy trình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Về nội dung chuyển tiếp, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng bảo đảm các đối tượng bị tác động không bị ảnh hưởng tiêu cực, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước và trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, quyền, nghĩa vụ của các đối tượng bị tác động sẽ được bảo đảm theo quy định của Luật hiện hành. Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong quá trình chuyển tiếp thì đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định cụ thể.
Các ý kiến khác của đại biểu, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật. "Sau phiên thảo luận hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục cùng cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tới" - Bộ trưởng nói.
Diễn đàn thành phố thông minh và bền vững 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 do Trung tâm Thành phố thông minh và bền vững thuộc Đại học RMIT Việt Nam, phối hợp cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Sự kiện thu hút hơn 400 đại biểu tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham gia diễn đàn có đại diện từ chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, cùng các chuyên gia và nhà nghiên cứu từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy đối thoại về vai trò của xã hội số và công dân số trong việc phát triển các đô thị thông minh và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Bà Võ Thị Trung Trinh – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh - cho biết: “Vấn đề cải thiện dịch vụ công và quản trị là một trong những khía cạnh mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rất lớn trong vấn đề vai trò của xã hội số. Bởi vì chúng ta thường nghĩ theo hướng là chính quyền số chỉ là cung cấp các dịch vụ số. Tuy nhiên, ngược lại, khi chúng ta có một xã hội số phát triển cũng sẽ thúc đẩy chất lượng của chính quyền số. Đây là một cái hướng mà chúng ta sẽ cải thiện được vấn đề cung cấp các dịch vụ công cũng như là quản trị xã hội.”
Diễn đàn này không chỉ là cơ hội đối thoại mà còn là một phần trong nỗ lực giải quyết các thách thức lớn tại các đô thị đang phát triển nhanh của Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển không ngừng của đô thị đã dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp như quản lý tài nguyên, giao thông, môi trường và khoảng cách số.