Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Tại Hội nghị COP29, các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 Thanh niên hành động hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

Reuter cập nhật ngày 25/11 cho biết theo một thỏa thuận đạt được tại hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP29) ở Baku (thủ đô của Azerbaijan), các quốc gia đã đồng ý mục tiêu tài chính hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, trong đó các nước giàu dẫn đầu các khoản chi.

Mục tiêu mới nhằm thay thế cam kết trước đây của các nước phát triển nhằm cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm cho các quốc gia nghèo hơn vào năm 2020. Mục tiêu đó đã được đáp ứng muộn hai năm, vào năm 2022 và hết hạn vào năm 2025.

Hội nghị COP29 đạt thỏa thuận quan trọng về khoản chi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: CNBC
Hội nghị COP29 đạt thỏa thuận quan trọng về khoản chi chống biến đổi khí hậu. Ảnh: CNBC

Về thỏa thuận mới, người đứng đầu về khí hậu của Liên hợp quốc Simon Steill ca ngợi đây là một chính sách bảo hiểm cho nhân loại.

"Đó là một hành trình khó khăn nhưng chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận. Thỏa thuận này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ năng lượng sạch và bảo vệ hàng tỷ sinh mạng. Nó sẽ giúp tất cả các nước chia sẻ những lợi ích to lớn của hành động táo bạo về khí hậu: tạo thêm việc làm, tăng trưởng mạnh mẽ hơn, năng lượng rẻ hơn và sạch hơn cho tất cả mọi người. Nhưng giống như bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào, nó chỉ có hiệu quả nếu phí bảo hiểm được thanh toán đầy đủ và đúng hạn", ông Simon Stiell nhận định sau khi thỏa thuận được thông qua.

Hội nghị khí hậu COP29 ở thủ đô Azerbaijan lẽ ra kết thúc vào ngày 22/11, nhưng đã phải kéo dài thêm thời gian khi các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đấu tranh để đạt được sự đồng thuận về kế hoạch tài trợ khí hậu trong thập kỷ tới.

Hội nghị thượng đỉnh đã đi vào trọng tâm của cuộc tranh luận về trách nhiệm tài chính của các nước công nghiệp hóa, nơi mà lịch sử sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gây ra phần lớn lượng khí thải nhà kính để đền bù cho những nước khác vì thiệt hại ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu gây ra. Yếu tố đó khiến các quốc gia đang phát triển đang “quay cuồng” với chi phí do bão, lũ lụt và hạn hán gây ra.

Các quốc gia cũng đã đồng ý về các quy tắc để thị trường toàn cầu mua và bán tín dụng carbon mà những người đề xuất cho rằng có thể huy động thêm hàng tỷ USD vào các dự án mới nhằm giúp chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, từ trồng rừng đến triển khai công nghệ năng lượng sạch.

Các quốc gia đang tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới hiện đang trên đà nóng lên tới 3,1 độ C, với lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục gia tăng.

Danh sách các quốc gia được yêu cầu đóng góp 300 tỷ USD bao gồm những nước công nghiệp hóa, trong đó có Mỹ, các quốc gia châu Âu và Canada, bắt nguồn từ danh sách được quyết định trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992.

Các chính phủ châu Âu đã yêu cầu những nước khác tham gia cùng họ đóng góp, bao gồm cả Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ. Thỏa thuận này khuyến khích các nước đang phát triển đóng góp nhưng không bắt buộc.

Thỏa thuận này cũng bao gồm mục tiêu rộng hơn là huy động 1,3 nghìn tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm vào năm 2035, bao gồm tài trợ từ tất cả các nguồn công và tư nhân. Các nhà kinh tế cho rằng số tiền này phù hợp với số tiền cần thiết để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Nhưng đảm bảo thỏa thuận là một thách thức ngay từ đầu. Cụ thể, nhiều nghi vấn chỉ ra rằng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ không hưởng ứng cho thỏa thuận kể trên khi ông chính thức nhậm chức.

Trong khi đó, các chính phủ phương Tây đang ghi nhận ​​hiện tượng nóng lên toàn cầu trượt khỏi danh sách ưu tiên tài chính của quốc gia trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, bao gồm cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng mở rộng ở Trung Đông cũng như lạm phát gia tăng. Thỏa thuận đóng góp cho các nước đang phát triển diễn ra trong một năm mà các nhà khoa học cho rằng sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên, Việt Nam lọt top 4 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, khẳng định vị thế ngành thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov; Nga tấn công sở chỉ huy Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4.
Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ vừa đăng thông cáo về cuộc họp giữa Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Áp lực cạnh tranh gia tăng khiến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Tây Ban Nha gặp nhiều thách thức, song trong thách thức, vẫn thấy triển vọng tăng trưởng.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Lính Ukraine tử nạn ở Kursk; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4.

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công dữ dội ở mặt trận gần Sukha Balka,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4.
Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng; Nga phá tan đạn HIMARS Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga -Ukraine chiều 23/4.
Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hàng năm của Mexico được cho là đã giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 4/2025, theo kết quả khảo sát do Reuters thực hiện và công bố ngày 23/4.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt  vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Sĩ quan NATO thiệt mạng; tên lửa Nga dội đòn ồ ạt vào Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn; Nga tấn công ồ ạt vào sở chỉ huy Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk; Ukraine rơi vào thế nguy cấp,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4.
FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index là Bộ chỉ số mới và sáng tạo. Để triển khai và đưa FTA Index vào thực tiễn cần sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa tỉnh với Trung ương, với bộ, ngành…
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công cơ sở của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/4.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod; 10.000 quân Ukraine tử nạn,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4.
Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Mô hình PPP trở thành một giải pháp chiến lược quan trọng giúp Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4:

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Giảng viên NATO thiệt mạng ở Sumy; lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4.
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Kết quả khảo sát từ Bộ chỉ số FTA Index 2024 cho biết, hình thức phổ biến thông tin về FTA được doanh nghiệp tiếp cận nhiều nhất là báo chí, truyền hình...
Mobile VerionPhiên bản di động