Thứ tư 06/11/2024 00:41

Chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ xôi ngũ sắc

Đến với Tuần lễ du lịch Lâm Bình - Tuyên Quang chúng ta không khỏi ngỡ ngàng xen lẫn sự thán phục trước màn trình diễn thi nấu xôi ngũ sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chỉ từ những hạt nếp nương và những nguyên liệu được thiên nhiên ban tặng, đồng bào các dân tộc huyện Lâm Bình đã biến món xôi ngũ sắc thành những tác phẩm nghệ thuật.

Với đồng bào các dân tộc tại Lâm Bình (Tuyên Quang), xôi ngũ sắc là biểu tượng của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Để có món xôi ngũ sắc ngon, đẹp mắt cần trải qua nhiều quy trình hết sức tỉ mỉ. Xôi năm màu có màu sắc đẹp, giàu tính thẩm mỹ nhưng điều đáng quý là màu sắc của xôi hoàn toàn được tạo nên từ thiên nhiên, cây, củ, quả...

Xôi ngũ sắc là biểu tượng của ngũ hành
Chuẩn bị gạo nếp nương được nhuộm màu

Trong đó, màu trắng là màu nguyên của hạt gạo nếp nương, trắng ngà dẻo thơm. Sắc xanh của xôi được tạo từ màu xanh của lá gừng, lá riềng. Màu đỏ và màu tím được tạo từ lá của cây cơm đỏ, cơm tím rất sẵn có trong rừng và vườn nhà của đồng bào và màu vàng được tạo từ màu của nghệ nếp. Những lá cây, củ mang về được rửa sạch, giã nhỏ chắt lấy nước, rồi ngâm gạo qua một đêm cho thấm màu.

Màu sắc của xôi ngũ sắc hoàn toàn được tạo nên từ thiên nhiên
Đồ xôi đòi hỏi phải có một sự cảm nhận đủ chuẩn của người nấu

Chia sẻ bí quyết làm món ăn truyền thống này, chị Ma Thị Mừng thôn Nà Hu, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình cho biết: Để có món xôi ngũ sắc ngon dẻo bắt mắt, khâu quan trọng nhất là đồ xôi. Trong đó người đồ phải bỏ từng lượt gạo đã trộn màu vào chõ. Gạo nhuộm những màu sắc mạnh, dễ bị dây màu sang các màu khác như vàng, đỏ, tím thường được rải ở lượt dưới cùng chõ đồ, ngăn cách nhau bằng lá chuối và trên cùng chắc chắn phải là lớp gạo nếp nguyên thủy, màu trắng. Riêng màu trắng được để trên cùng để tránh bị nhuộm màu bởi những màu khác. Quá trình đồ xôi ngũ sắc cũng đòi hỏi phải có một sự cảm nhận đủ chuẩn của người nấu để có thể nấu một nồi xôi đủ thời gian, vừa chín tới, vừa đượm màu. Khi chín hương thơm của nếp quyện với hương thơm đặc trưng của cây cỏ nơi núi rừng khiến xôi ngũ sắc không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm đặc trưng.

Hạt xôi ngũ sắc phải bóng đẹp, mềm dẻo
Tạo hình cho những tác phẩm

Không chỉ công phu ở khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến mà khâu trình bày cũng được đồng bào rất coi trọng. Khi lấy xôi trong chõ ra trình bày cũng cần tuân theo quy tắc nhất định. Trong xôi ngũ sắc màu trắng sẽ đặt ở giữa tượng trưng cho sự hội tụ tinh túy của trời đất. Bốn màu sẽ đặt xung quanh tượng trưng cho bốn phương của trời đất, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm.

Biến xôi ngũ sắc thành những tác phẩm nghệ thuật
Tác phẩm nghệ thuật tinh hoa hội tụ từ xôi ngũ sắc
Tác phẩm sơn thủy hữu tình
Ruộng bậc thang với điểm nhấn cờ đỏ sao vàng

Đến Lâm Bình dịp này, du khách được chiêm ngưỡng màn trình diễn thi xôi ngũ sắc của đồng bào các dân tộc vô cùng độc đáo và lạ mắt. Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo đồng bào các dân tộc tại Lâm Bình đã tạo ra những thửa ruộng bậc thang, sơn thủy hữu tình, những bức tranh bằng xôi ngũ sắc rất ấn tượng và hấp dẫn.

Chị Trần Hà đến từ Hà Nội chia sẻ: Đã từng xem, thưởng thức xôi ngũ sắc rất nhiều trong đĩa, mẹt, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật từ xôi ngũ sắc. Mỗi tác phẩm thực sự là công sức cả một sự tìm tòi sáng tạo thể hiện ước mơ về hạnh phúc, khát vọng ngàn đời no đủ, mong ước mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt tươi của đồng bào các dân tộc.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng