Thứ bảy 23/11/2024 22:23

Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho

Lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho (Lâm Đồng) thường được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch, cầu mong thần lúa ban cho mọi người, mọi gia đình có cái ăn, cái mặc, ngày càng có cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc. Đây cũng là dịp đồng bào K’ho gặp gỡ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn cầu mong vụ mùa tới sẽ thu hoạch được nhiều lúa hơn.

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, thóc đã về kho, đây là thời điểm đồng bào K’ho trong buôn làng tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Trước ngày diễn ra lễ mừng lúa mới, già làng phân công cho các thành viên trong làng theo từng nhóm để chuẩn bị các vật dụng và đồ cúng, ẩm thực cho cộng đồng trong ngày lễ hội. Thường thì đàn ông thanh niên khỏe mạnh khéo léo thì lo việc dựng cây nêu, nhóm phụ nữ chuẩn bị rượu cần, gà gạo để đồ xôi làm bánh… còn những người già thì lo việc bày biện đồ tế lễ, trang phục các vật dụng cần thiết cho buổi tế lễ.

Lễ mừng lúa mới được tổ chức khi mùa màng đã thu hoạch xong

Với lời khấn: “Ơi Yàng... Hỡi lũ làng sau một năm vất vả với cái nương cái rẫy, hôm nay lúa đã chất đầy kho, rượu cần đã đến ngày khai ché. Chúng ta cùng tụ hội về đây để tạ ơn Yàng và các thần linh đã cho buôn làng một năm mưa thuận, gió hòa, cho cái nương, cái rẫy tốt tươi, lúa trên nương trĩu hạt, cho đàn heo nhiều như con kiến đen, cho đàn trâu nhiều như con ốc dưới suối. Hỡi lũ làng. Chúng ta cùng về đây mở hội. Ơi Yàng”.Trong ngày lễ mừng lúa mới, đồng bào K’ho đến tham dự đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Khi bà con buôn làng và khách tham dự đến đông đủ, già làng mới tiến hành cúng lễ. Già làng thổi 3 hồi tù và thành kính khấn Yàng xin thần linh cho buôn làng tổ chức lễ hội.

Cây nêu và kho lúa không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới của đồng bào K’ho
Già làng thổi tù và xin thần linh cho tổ chức lễ mừng lúa mới
Già làng thực hiện nghi lễ
Già làng làm lễ hiến sinh
Thủ tục khai ché

Khi khấn thần lúa xong, già làng cắt tiết con vật hiến sinh là gà, rồi lấy máu bôi lên trán các thành viên dự lễ để cầu mong khỏe mạnh, số còn lại sẽ bôi lên nhà kho, cây nêu và một số vật dụng sinh hoạt, sản xuất. Nghi lễ cúng kết thúc, các thành viên dự lễ ngồi ngay ngắn quanh kho thóc và nghe lời dặn dò của già làng qua làn điệu dân ca mang tên "R'tắp r'ting" với nội dung căn dặn con cháu phải sống ngoan hiền và giữ lấy phong tục tập quán mà cha ông để lại.

Sau nghi thức hiến sinh và dàn chiêng đã được hạ xuống, các thành viên dự hội cùng tấu chiêng và múa xoang một vòng quanh cây nêu. Già làng làm thủ tục khai ché, rót rượu dâng lên Yàng và các thần linh, sau đó mời rượu, đeo vòng cườm, còong đồng may mắn, cầu sức khỏe cho các thành viên tham dự lễ hội trong không khí ấm áp và gần gũi.

Đeo vòng cầu may
Múa hát mừng lúa mới của đồng bào K’ho
Tấu chiêng, múa xoong quanh cây nêu

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào K’ho ngày nay vẫn còn được gìn giữ và bảo tồn, với ý nghĩa gắn kết cộng đồng, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, mừng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao