Thứ ba 05/11/2024 16:24

Chè hoa vàng - báu vật trên đất Quế Phong

Từ một loài cây mọc tự nhiên trên đồi núi, cây chè hoa vàng đã được người dân huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An bảo tồn và phát triển, phục vụ cho bào chế dược liệu, mở ra hướng làm giàu mới cho người dân…
Ông Sinh chăm sóc cây chè hoa vàng

Băng rừng tìm chè

Có mặt tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, chúng tôi được một cán bộ xã đưa xuống bản Hủa Na 1. Khó có thể nhận ra đây là bản tái định cư mới được xây dựng 5 năm, ngoại trừ một vài ngôi nhà xây đặc trưng của dự án, bởi xung quanh bản đã được phủ một màu xanh mướt của cây cối. Đặc biệt ở đây có ông Lô Văn Sinh – chủ một vườn chè hoa vàng “độc nhất vô nhị” với hơn 1.000 gốc. Vườn chè của ông Sinh nằm cách nhà khoảng 500 mét, là khu đất ông tự khai hoang khi di dân tái định cư cách đây 5 năm.

Theo tiếng Thái, chè hoa vàng được gọi là cỏ tắp quái, một loại cây thân gỗ nhỏ cao từ 2 - 5 mét. Năm 2012, cây chè hoa vàng được phát hiện và công bố những thông tin giá trị, đặc biệt nhất là nó có chứa hơn 400 thành phần dinh dưỡng, là loại dược liệu quý. Hiện nay, trên thị trường giá của 1kg chè hoa vàng khô từ 2 - 3 triệu đồng, còn loại đã qua chế biến có thể lên đến 12 triệu đồng.

Là cựu chiến binh chiến trường Campuchia, năm 2012 gia đình ông Sinh cùng 46 hộ trong bản được đưa đi tái định cư để xây dựng Thủy điện Hủa Na, đây cũng là lúc thông tin về cây chè hoa vàng được công bố. Ông không ngờ cái cây thấp lè tè có hoa vàng ánh kim mà mình đi rừng hay gặp lại có giá trị đến thế. Thế rồi, cứ mỗi khi rảnh rỗi, ông lại vào rừng, lùng tìm những cây chè con đem về trồng, ròng rã 5 năm, không ngừng nghỉ. Để có cây con, ông Sinh phải lặn lội vào rừng sâu để tìm, mỗi chuyến cả ngày trời, có khi đi mấy ngày. Khi rừng gần hiếm cây con, ông lại lặn lội đến những cánh rừng xa, trèo lên cả đỉnh Pù Noóc Ngùa (núi U Bò) – một đỉnh núi cao nhất ở Thông Thụ để tìm chè. Cứ thế, đào được cây nào về trồng cây ấy, đến nay vườn chè của ông đã có hơn 1.000 gốc và từ năm ngoái đã cho lứa hoa đầu tiên.

Lo bảo tồn nguồn gen quý

Sau khi công bố giá trị của cây chè hoa vàng, các xã có cây chè này cũng đang tích cực vận động người dân bảo vệ và phát triển loại cây này Anh Lô Văn Hòa – Phó Chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết: Nhằm bảo tồn và phát triển cây chè hoa vàng, xã đã tổ chức cho người dân ký cam kết không phá hoại cây chè hoa vàng, coi đây là cây đặc sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương. Tại xã Đồng Văn, Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng tại khu vực lòng hồ Thủy điện Hủa Na. Đây được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn cây giống để cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là việc mở rộng diện tích để trồng chè hoa vàng.

Trước giá trị kinh tế của cây chè hoa vàng, năm 2016, UBND huyện Quế Phong đã xây dựng Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có cây chè hoa vàng. Mục tiêu của huyện là đến năm 2020 trồng được 5 héc-ta cây chè hoa vàng. Riêng năm 2017, mục tiêu trồng được 1héc-ta, đến nay đã trồng được 0,5 héc-ta cây chè hoa vàng. Điều này cho thấy, để phát triển được cây chè hoa vàng không phải là việc làm đơn giản. Chưa kể mới đây có tình trạng thương lái vào thu mua thân, rễ, lá chè hoa vàng với giá cao đã gây ra những bất ổn, ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn của huyện.

Ông Lang Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Trước thông tin tại một số xã xảy ra hiện tượng người dân vào rừng đào gốc, chặt cây chè hoa vàng để bán cho thương lái, huyện đã phải làm công văn hỏa tốc yêu cầu các xã, các chủ rừng và đơn vị liên quan phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vào rừng đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng để bán. Giao cho các xã kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các đối tượng mua bán gốc, cây chè hoa vàng để nhắc nhở, xử lý nghiêm. Đồng thời, họp tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng