Thứ ba 13/05/2025 16:06

Cần mẫn giữ lại nét xưa

Ở làng Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có một người phụ nữ Cơ Tu đã qua gần 90 mùa rẫy. Bà luôn dành trọn cuộc đời mình lưu giữ về quy trình chiết suất màu làm nguyên liệu nhuộm sợi như một nét văn hóa đặc sắc của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu trên vùng Trường Sơn.

Chúng tôi ghé thăm bà Tơngôl A Dớp trong không gian trải dài ở một góc làng vào một chiều vàng nắng. Trong gian nhà sàn nhỏ, bà Tơngôl A Dớp cần mẫn ngồi bên khung dệt. Biết ý định của chúng tôi, bà A Dớp chia sẻ về cách tạo và quy trình chiết suất màu làm nguyên liệu nhuộm sợi. Nhuộm và se sợi là khâu quan trọng nhất quyết định tấm thổ cẩm đó bền và đẹp. Nguyên liệu để làm thuốc nhuộm màu được chế biến từ các loại cây tự nhiên. Đó là: Cây tà râm, cây vàng đắng, củ từ, bắp già nướng cháy... Các loại cây, củ được ngâm ủ trong các ché lớn theo từng đặc tính màu và công thức riêng để tạo một dung dịch hỗn hợp màu đen tuyền. Sau khi ngâm ủ khoảng 1 tuần thì tiến hành nhuộm vải và đem phơi nắng cho sợi khô, rồi luồn sợi vào khung là có thể dệt.

Bà Tơngôl A Dớp với quy trình chiếc suất màu xanh và màu đen từ cây tà râm

Bà A Dớp chia sẻ: Mặc dù hiện nay, trong thôn không còn ai trồng bông, se sợi, nhuộm vải nhưng người Cơ Tu Công Dồn vẫn duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Đa phần sợi dệt được mua ở các chợ nên không còn thấy màu chàm dính trên đôi tay của phụ nữ Cơ Tu nhưng bà A Dớp vẫn luôn lưu giữ bí quyết tạo màu từ các loại cây, củ rừng để truyền dạy cho con cháu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở làng dệt Công Dồn hiện nay, bà A Dớp là người phụ nữ Cơ Tu cuối cùng còn giữ bí quyết chiết suất từ các cây, củ từ rừng để tạo màu trên nền trang phục truyền thống Cơ Tu. Hiện nay, không chỉ các con gái, con dâu mà tất cả con gái, phụ nữ Cơ Tu thôn Công Dồn cũng được bà bày dạy và nhắc nhở phải giữ nghề truyền thống của tổ tiên. Chính vì thế, hầu hết phụ nữ trong thôn ai cũng biết dệt, nhưng biết nhuộm vải thì duy chỉ còn bà A Dớp.

Bà Tơngôl A Dớp với công đoạn tạo hoa văn gợn sóng

Chị Zơrâm Bằng, một trong nhiều trò giỏi của bà A Dớp cho biết: Tôi may mắn được bà A Dớp bày cách dệt thổ cẩm từ lúc còn nhỏ. Đến giờ nhiều cách nhuộm vải tôi vẫn thường tìm đến bà để học hỏi. Bà dạy cách nhuộm thế nào thì mới có màu đẹp và giữ được màu lâu. Nhờ bà mà nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu ở Công Dồn không bị mai một. Và bà A Dớp vẫn vui, vì bây giờ, các chị em phụ nữ Cơ Tu và các cháu nhỏ trong làng Công Dồn cũng bắt đầu học dệt từ các mẹ, các chị. Bà Tơngôl A Dớp nay tuổi già sức yếu, nhưng với tình yêu nghề và đôi tay đã nhuốm đậm màu chàm hơn 70 năm nay, thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống - một Di sản văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu khó mà trụ vững được giữa cuộc sống hiện đại như ngày hôm nay.

Nguyễn Văn Sơn
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa