Chủ nhật 11/05/2025 05:45

Cán bộ xã phải nắm vững chính sách thì triển khai mới hiệu quả

Sau khi nghe cán bộ xã Kim Cúc (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) báo cáo việc thực hiện các chính sách trên địa bàn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ðinh Quế Hải đánh giá cao việc triển khai các chính sách của địa phương. Ðặc biệt, việc cán bộ cấp xã nắm rõ các chính sách để triển khai thực hiện là rất đáng ghi nhận. “Cán bộ xã phải nắm vững chính sách thì triển khai chính sách mới hiệu quả” - đồng chí Ðinh Quế Hải nhấn mạnh…
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ðinh Quế Hải (thứ hai bên trái) tại nhà anh Khiang

Đến xã Kim Cúc trong một ngày mưa rét, đường xá đi lại hết sức khó khăn, nhưng với tình cảm và muốn trực tiếp nắm bắt việc triển khai chính sách dân tộc đến với người dân, nghe người dân phản ánh… nên đồng chí Đinh Quế Hải cùng đoàn công tác đã đội mưa đi bộ vào tận các thôn, xóm để thăm các hộ dân.

Tại xóm Slam Kha, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm đã đến thăm gia đình anh Đặng Phụ Khiang (dân tộc Dao) – đây là gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội. Gia đình anh Khiang từ hộ nghèo nhất xóm, sau khi vay số vốn 50 triệu đồng để mua con giống, xây chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, sau 4 năm gia đình anh đã có tài sản là 5 con trâu, bò, dê và đàn lợn, gà. Đến nay, gia đình anh đã là một trong những hộ khá trong xóm. Cũng nhờ mở rộng chăn nuôi, gia đình ông Đặng Quầy Toong giờ đã có cuộc sống ổn định…

Trước ý thức vươn lên của bà con, Thứ trưởng đã động viên bà con nên mạnh dạn mở rộng chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, để hướng đến xây dựng nông thôn mới, khi điều kiện tốt hơn bà con nên dần đưa khu chăn nuôi ra xa chỗ sinh hoạt, ăn nghỉ của gia đình, tạo môi trường sống sạch sẽ, khỏe mạnh, lo cho con cháu học hành…

Có thể nói, nhờ có những chính sách được triển khai hiệu quả, cán bộ xã cơ bản được chuẩn hóa, nâng cao kiến thức nên chính sách đã đi vào đời sống người dân. Kim Cúc còn vô vàn khó khăn, nhưng so với 3 – 5 năm về trước thì đời sống người dân đã có nhiều đổi thay. Tính theo tiêu chí thu nhập, từ chỗ có trên 80% hộ nghèo (năm 2011), đến nay trong tổng hộ 576 hộ thì chỉ còn 175 hộ nghèo. Các hộ dân cơ bản đã biết chăn nuôi để cải thiện đời sống…

Tuy nhiên, cái khó hiện nay của Kim Cúc là hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông và điện. Với 14 xóm dân cư gồm đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ và Lô Lô sinh sống, nhưng hiện mới chỉ có 3 xóm được sử dụng điện lưới quốc gia. Ngoài ra, số lượng các công trình thủy lợi được kiên cố hóa còn thấp, mới chỉ có 5 trên tổng số 18 kênh mương được kiên cố hóa…

Ðoàn công tác đội mưa đến nhà các hộ dân

Phía xã Kim Cúc cũng đã đưa ra những kiến nghị với lãnh đạo UBDT về thực hiện một số chương trình. Như chương trình 135, cần tăng định mức hỗ trợ cho các hộ nghèo. Ngoài ra, cần mở rộng danh mục mặt hàng hỗ trợ (theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg) và giao quyền cho địa phương quyết định danh mục các mặt hàng hỗ trợ cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. Có cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người (vùng dân tộc Sán Chỉ và Lô Lô), để bảo tồn, phát huy những bản sắc tốt đẹp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người.

Trao đổi về thực hiện chính sách dân tộc tại địa bàn, từ cán bộ cấp xã, huyện và lãnh đạo UBDT đều nhận định, để chính sách dân tộc triển khai được hiệu quả, thuận lợi thì cần tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách. Thực hiện chính sách phải gắn liền với việc người dân thay đổi tư duy, giúp người dân có ý chí vươn lên chứ không ỷ lại vào sự hỗ trợ, trợ giúp. Chính sách dân tộc phải được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, mục đích, đối tượng… có như vậy mới tạo được lòng tin với nhân dân, chính sách mới đi vào đời sống.

Linh Nhi

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê