Thứ tư 23/04/2025 21:28

Cần bố trí cán bộ có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương cần quan tâm bố trí cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng để hỗ trợ cho công tác dân tộc.

Đời sống vùng đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao

Chiều 2/1/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Chủ trì hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Trong năm 2023, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Hậu quả đại dịch Covid-19, sự suy yếu của kinh tế thế giới, những thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số.

Dưới chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ 188 chính sách tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi (trong đó có 136 chính sách dân tộc), các chính sách an sinh xã hội nên đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 ngày càng được ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao.

Quang cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 (Ảnh: Tuấn Ninh)

Về kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2023, ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; cuối năm 2023 thêm 9 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tình hình sản xuất lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy, hải sản duy trì ổn định. Nhiều mô hình, điển hình sản xuất, hợp tác kinh doanh hiệu quả ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện hình thành và nhân rộng. Các địa phương chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng cao, số xã có sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP ngày càng nhiều.

Bố trí cán bộ có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ công tác dân tộc

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác dân tộc năm 2023. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận về cách làm và những bài học kinh nghiệm quý báu.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ ra những khó khăn trong công tác dân tộc như: Đời sống, sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn còn phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí chưa cao, nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác dân tộc, còn tình trạng tâm lý người dân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

Thấu hiểu những vấn đề trên, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, bộ, ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương cần quan tâm đúng mức hơn tới việc thực hiện công tác dân tộc. Quá trình triển khai các nhiệm vụ về công tác dân tộc cần có sự linh hoạt nhất định để phù hợp với điều kiện văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện cụ thể về mức sống... của từng vùng, từng khu vực; tuyên truyền để đồng bào cùng đồng lòng, chia sẻ, không để bị lôi kéo, kích động bởi các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: VGP/Hải Minh)

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị UBDT tiếp tục phát huy vai trò điều phối chủ đạo các chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giữa các bộ, ngành, tránh chồng chéo trong việc thực hiện.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần quan tâm bố trí những cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng để hỗ trợ cho công tác này; đẩy mạnh thực hiện công tác dân tộc dựa trên cơ sở phân cấp...

Trong năm 2024, công tác dân tộc tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc; tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia 1719; tập trung xây dựng các đề án, chính sách dân tộc; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện việc trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp; đôn đốc, kiểm tra các địa phương triển khai tổ chức thành công Đại hội dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ IV đúng tiến độ, đạt mục tiêu…

Thế Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố