Thứ hai 12/05/2025 13:02

Bến nước trong đời sống người Tây Nguyên

Bến nước đối với đồng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Xơ Đăng… ở Tây Nguyên gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, làng. Do vậy, bến nước có vai trò quan trọng, là nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Từ ngàn đời nay, trong ý nghĩ của người Tây Nguyên, bến nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Đồng bào Tây Nguyên đã tạo dựng cho mình một nét văn hóa đẹp từ bến nước. Con suối chảy qua làng hay giọt nước đầu làng là tặng phẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đem đến sự sống tốt đẹp cho con người. Âm thanh gợi nhớ của người Tây Nguyên là cồng chiêng, hình ảnh gợi nhớ của họ là bến nước. Giữ gìn giọt nước cũng như giữ gìn hồn mình, buôn, làng mình.

Lễ cúng bến nước để tạ ơn thần nước

Đối với đồng bào Tây Nguyên, bến nước không chỉ cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi để bà con gặp gỡ, chuyện trò, tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng. Bến nước vì thế trở thành biểu tượng văn hóa vừa gần gũi, vừa thiêng liêng trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Để bảo vệ, duy trì bến nước, mỗi buôn, làng thường đặt ra những quy ước như: Không được xả rác bừa bãi hay buộc trâu bò gần bến nước và nhất là không được chặt các cây đầu nguồn. Nếu ai vi phạm nhẹ sẽ bị nhắc nhở, nặng thì bị phạt rượu, gà, heo tùy mức độ.

Các cô gái hứng nước vào các quả bầu khô
Bến nước tạo nên sự gắn kết cộng đồng

Tuy nhiên, người dân rất hiếm khi phạm phải, ai cũng có ý thức bảo vệ, gìn giữ không gian sinh hoạt chung của cộng đồng. Nhờ vậy, trải qua hàng trăm năm, bến nước của buôn làng vẫn đêm ngày tuôn chảy dòng nước trong vắt, mát dịu. Tình yêu, sự trân quý từng giọt nước chảy từ mạch rừng thiêng đã thấm sâu vào trong tâm hồn mỗi con người Tây Nguyên.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức