Thứ bảy 10/05/2025 23:30

Bảo tồn văn hóa dân tộc, phải có tính chiến lược

5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4/2009 - 19/4/2014), đời sống văn hóa tinh thần của bà con dân tộc có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã đón nhận, đồng thuận tham gia nhiệt tình các hoạt động văn hóa với tư cách chủ nhân chính của di sản văn hóa.

 - Văn hóa giàu bản sắc

Nói về ý nghĩa của ngày 19/4, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) - Hoàng Đức Hậu cho biết: Nền văn hóa của Việt Nam rất phong phú, đa dạng, giàu bản sắc hợp thành từ các giá trị văn hóa được chọn lọc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, việc chọn ngày 19/4 là nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, để thấy nó là di sản vô cùng quý báu của dân tộc. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc là những người lao động sáng tạo ra những giá trị ấy, không ai khác chính họ là người gìn giữ, bảo tồn, phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa của chính mình. Thông qua ngày 19/4 để họ tiếp tục gìn giữ và phát  huy các di sản và thực sự hưởng thụ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam chính là dịp hội tụ những giá trị văn hóa các dân tộc, thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, từ cấp cơ sở cho đến cấp trung ương. Đó là tổ chức các hoạt động định kỳ hàng năm, để đồng bào có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm, mô hình hay trong quá trình bảo tồn, gìn giữ văn hóa của dân tộc mình. Tạo điều kiện cho đồng bào hiểu biết thêm văn hóa các dân tộc khác, qua đó củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố thêm lòng tin yêu đối với Đảng, Nhà nước. Đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá những cái hay, cái đẹp của văn hóa các dân tộc đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Tăng thêm lòng tự tôn, tự hào, ý thức trách nhiệm giữ gìn văn hóa các dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa với các nước.

Thời gian qua, diện mạo, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc đã có nhiều khởi sắc, thay đổi về hình thức tổ chức, quy mô, phương pháp tổ chức. Vai trò, chủ thể của đồng bào được khẳng định rõ. Hiện các tỉnh miền núi ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên các thôn bản, xã phường đều có đội văn nghệ với các nghệ nhân ban ngày tham gia lao động sản xuất, tối đến họ là nghệ sĩ, diễn viên rất tài năng biểu diễn dân ca, dân vũ rất hay. Qua đây, địa phương có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái vừa nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào vừa đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho bà con.

Từng địa phương, địa bàn tùy theo điều kiện đã có những cách làm hay, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân đóng góp cho việc giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc mình. Điển hình là các tỉnh như Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, An Giang, Cần Thơ, Gia Rai...

Cần chiến lược để bảo tồn văn hóa dân tộc

5 năm qua vẫn còn nhiều khăn để thực hiện được yêu cầu, chủ trương bảo tồn văn hóa dân tộc của Quyết định số 1668/QĐ-TTg. Theo ông Hậu, mặc dù có điều khoản được phép sử dụng ngân sách tổ chức văn hóa cho đồng bào, nhưng thực tế sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước còn hạn hẹp, chưa thể đáp ứng theo yêu cầu  đặt ra. Các hoạt động văn hóa hầu hết đều thực hiện trên tinh thần xã hội hóa, sự tham gia đồng thuận của đồng bào các dân tộc.  Mặt khác, văn hóa các dân tộc rất phong phú, nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ mai một nếu không có những giải pháp hữu hiệu. 

Đó là, nếu chúng ta không có chính sách hỗ trợ thì nhiều nghệ nhân dân gian khi họ mất đi sẽ mang theo cả di sản văn hóa hết sức quý báu. Rồi chữ viết, tiếng nói, trang phục của nhiều dân tộc nếu không được đầu tư, hỗ trợ thường xuyên, toàn diện, lâu dài thì nó cũng biến mất. Thậm chí, ông Hậu trăn trở, việc mở các khu kinh tế, mở các đập thủy điện bắt buộc di dời dân làm mất đi không gian văn hóa của họ. Nếu không có chương trình hành động cụ thể sẽ mất lần thứ hai khi họ đến vùng tái định cư. Ngay về nhận thức, quan điểm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại hiện cũng đang đặt ra nhiều vấn đề.

Những thách thức trên một lần nữa cho thấy, ngày 19/4 không chỉ là dịp để tổ chức các hoạt động riêng mà còn thể hiện tầm nhìn mang tính chiến lược về giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc của Đảng, Chính phủ và Nhà nước. Đó là phải nâng cao nhận thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống cho bà con trước xu thế toàn cầu hóa, sự giao thoa văn hóa càng ngày ở cấp độ sâu, rộng. Ông Hậu cho biết thêm, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg các kiến nghị về cơ chế chính sách, phối hợp của các ban, ngành, những vướng mắc cần điều chỉnh đã trình lên các cấp có thẩm quyền để những năm tới các hoạt động văn hóa được tổ chức có hiệu quả, chất lượng, thiết thực hơn như ý nghĩa của Quyết định 1668/QĐ-TTg đã chỉ ra.

H.Quỳnh - P.Tiệp

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê