Thứ sáu 22/11/2024 01:43

An Giang: Mùa nấu đường thốt nốt

Khi mùa mưa kết thúc, thời tiết chuyển sang khô cũng là thời điểm đồng bào Khmer hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới…

Với hơn 60.000 cây thốt nốt đang trong thời kỳ thu hoạch đã nuôi sống hơn 1.000 hộ người dân tộc Khmer sống bằng nghề lấy nước thốt nốt và nấu đường thốt nốt. Những ngày này, nhìn trên ngọn cây thốt nốt rất dễ bắt gặp những người đi lấy nước thốt nốt để nấu đường…

Để lấy nước thốt nốt, người đi lấy nước thốt nốt phải đi từ tờ mờ sáng

Anh Chau Pha Ry ở ấp Vĩnh Tâm, (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) cho biết, nước thốt nốt được lấy từ bông của cây thốt nốt đực chỉ có bông không có trái. Để lấy được nước, người thợ phải làm thanh tre thủ công đóng vào thân cây thốt nốt để làm chỗ bám leo lên xuống. Sau đó, dùng kẹp tre ép hoa thốt nốt để tạo nước và chờ từng giọt nước từ hoa tích tụ chảy xuống các ống, ca nhựa được hứng sẵn… “Ở vùng Bảy Núi An Giang người ta đắp lò đất, đặt chảo to rồi đổ nước thốt nốt vào nấu. Không ai có thể nhớ nổi nghề nấu đường thốt nốt này có từ bao giờ, ông bà đã thấy làm, rồi đến con cháu cũng làm nghề này. Người sống với nghề đều là đồng bào Khmer, sản phẩm làm ra rất an toàn và mang hương vị đậm đà, dân dã, hấp dẫn du khách” - anh Ry nói.

Giữa trưa, len lỏi vào các tuyến đường ở phum, sóc sẽ thấy khói phảng phất trên những mái nhà, ngửi được hương thơm ngào ngạt. Đây là các điểm nấu đường thốt nốt được người dân chế biến đường thốt nốt thô. Nếu công việc lấy nước thốt nốt chỉ dành cho đàn ông thì nấu đường là công việc dành riêng cho phụ nữ. Chị Néang Hiếp ở ấp Tà On (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn) cho biết, nước thốt nốt được nấu khoảng hơn 4 giờ là cô đặc lại thành đường dạng lỏng. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường. Bình quân khoảng 8 - 10 lít nước thốt nốt sẽ thu về 1kg đường. Sản phẩm thu được sẽ đem bán cho các cơ sở kinh doanh trên huyện để đóng hũ hay nấu đường viên. “Hiện nhà chị đang sở hữu 20 cây thốt nốt, bình quân mỗi ngày chị nấu được 20kg đường, bán cho các cơ sở với giá 25.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình chị thu về khoảng 500.000 đồng” - chị Néang Hiếp chia sẻ.

Nấu nước thốt nốt khoảng 4 tiếng là cô đặc lại thành đường

Từ lâu, nghề nấu đường thốt nốt đã giúp nhiều hộ gia đình đồng bào Khmer vùng Bảy Núi có được nguồn thu nhập ổn định. Ông Vương Long Hùng, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tịnh Biên cho biết: “Trước đây người dân chỉ biết lấy nước rồi nấu đường theo tập quán nên sản lượng và chất lượng chưa tốt, bán giá cũng không cao. Từ khi được hướng dẫn quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản đường thốt nốt sẽ giúp các cơ sở nắm rõ hơn kỹ thuật để làm ra sản phẩm chất lượng và giữ vững tiếng tăm của làng nghề truyền thống…”.

Phương Nghi

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống